MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Món rau muối chua dân dã ở Phú Thọ mang về Thủ đô thành đặc sản hiếm có giúp người bán kiếm tiền triệu mỗi ngày

12-07-2021 - 14:29 PM | Thị trường

Món rau muối chua dân dã ở Phú Thọ mang về Thủ đô thành đặc sản hiếm có giúp người bán kiếm tiền triệu mỗi ngày

Vốn chỉ là một món ăn của nhiều gia đình ở Phú Thọ nhưng giờ đây món rau muối chua ngon miệng này lại trở thành hàng hot ở Thủ đô.

Không biết từ bao giờ người dân Phú Thọ nghĩ ra cách muối chua rau sắn. Ngày nay, với người dân miền trung du này, dưa sắn là món ăn quá đỗi thân thương.

Rau sắn để muối chua chỉ dùng lá sắn được trồng ở các bờ rào hoặc bờ ruộng, chứ không lấy lá của cây sắn trồng lấy củ, vì những lá sắn mọc ở bờ bụi rất non và mềm. Người dân đi hái những ngọn sắn có khoảng 2 đến 3 lá bánh tẻ kèm theo, ngọn to, mập mạp, còn nguyên lớp phấn mịn phía đầu chồi.

Những ngọn non lấy về được ngâm qua cho bớt nhựa rồi vò nát. Người vò phải khéo léo, vò nhục rau nhưng phải giữ nguyên hình dạng của ngọn lá, không để rau nát vụn, rồi đem rửa kĩ và để ráo nước.

Bỏ những ngọn sắn đã sơ chế vào chum sành, rắc muối đều rồi đổ nước sôi để nguội vào, bịt kín. Cách muối rau sắn tương tự cách muối dưa cải của bao vùng miền, nhưng việc chế nước, chế muối để cho dưa ngon thì đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo.

Một số người kì công, hàng ngày còn bê vại dưa ra phơi nắng chút rồi bê vào bóng mát cho dưa nhanh ngấu. Tầm 5 đến 7 ngày, dưa ngấm muối là ăn được.

Món rau muối chua dân dã ở Phú Thọ mang về Thủ đô thành đặc sản hiếm có giúp người bán kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 1.

Từ ngày có dịch COVID-19, thay vì muối rau bán ở chợ, cô Nguyễn Quy (Phú Thọ) chuyển sang cung cấp online. Đều như vắt chanh, mỗi ngày, cô Quy lại ra bưu cục gửi hơn 30kg rau sắn muối chua lên Hà Nội. Nhờ muối khéo tay, rau sắn nhà cô bán rất chạy, đặc biệt ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Giá cho mỗi cân dưa lá sắn là 75.000 đồng.

Món rau muối chua dân dã ở Phú Thọ mang về Thủ đô thành đặc sản hiếm có giúp người bán kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 2.

Cô cho biết trên Dân Trí: "Rau sắn ngon nhất là được muối theo phương pháp truyền thống và được đặt để trong loại chum sành Hương Canh. Lá sắn sau khi được hái về sẽ bỏ đi phần cậng và lá già. Sau đó đem vò cho vào vại, đổ nước ngập, nén lại và phơi nắng 2 - 3 ngày".

Giá cho mỗi cân lá sắn tươi là 15.000 đồng. Thông thường, cứ 7 ngày là lá sắn sẽ cho thu hoạch đợt mới. Do đó mà cô thường phải phân bố đều thời gian để xoay vòng nguồn cung nguyên vật liệu.

"Cứ 30kg rau sắn muối sẽ thu về 2,2 - 2,5 triệu đồng, trừ hết chi phí còn khoảng 800.000 - 1.200.000 triệu đồng tiền lãi. Nếu không phải mua rau mà mình tự chủ được thì phần lãi sẽ còn nhiều hơn nữa" - cô Quy kể.

Món rau muối chua dân dã ở Phú Thọ mang về Thủ đô thành đặc sản hiếm có giúp người bán kiếm tiền triệu mỗi ngày - Ảnh 3.

Người tiêu dùng Hà thành ngày càng quen thuộc và yêu thích với loại rau muối này. "Như ngày trước, muốn ăn món này, tôi đều phải rủ 2 - 3 người đặt chung, nhờ bạn trên Phú Thọ gửi xuống. Nhưng giờ tiện hơn, bởi ở Hà Nội hiện có nhiều người bán, họ cứ chia ra làm bát nhỏ, bán với giá 10.000 - 15.000 đồng/bát" - chị Hải Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Chị Oanh, một người con của huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) kể, thời còn nghèo đói, chị toàn phải ăn cơm độn sắn. Các gia đình thường ra vườn đồi hái lá sắn, loại lá bánh tẻ - thứ vốn để cho trâu bò, lợn ăn hay để ủ làm phân chuồng - đem rửa sạch rồi cho vào muối dưa chua làm thức ăn hàng ngày.

Dưa lá sắn muối khoảng 1 tuần là chín và có thể đem ra chế biến thành món xào, nấu canh chua với cá, tép đồng... Khi ăn sẽ thấy vị bùi béo, vị thanh mát.

Đến giờ, cuộc sống đầy đủ sung túc, dưa lá sắn từ món ăn của nhà nghèo ở quê chị đã thành đặc sản hiếm của người Hà Nội.

Theo Lily

Giadinh.net

Trở lên trên