Moody's: Tốc độ huy động vốn của ngân hàng Việt không theo kịp tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng quá nhanh đang vượt tốc độ huy động vốn của các ngân hàng Việt Nam, trong khi các nguồn vốn từ bên ngoài còn hạn chế, cơ quan đánh giá.
- 11-11-2016Thống đốc Lê Minh Hưng: Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục cam kết cải cách mạnh mẽ
- 03-11-2016Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới: Giáo dục tiểu học và trung học Việt Nam được xếp hạng cao hơn Mỹ
- 02-11-2016Các ngân hàng nước ngoài đang làm ăn thế nào tại Việt Nam?
Trong báo cáo mới nhất, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service tái khẳng định triển vọng ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vòng 12 – 18 tháng tới.
Điều này phản ánh sự ổn định của kinh tế vĩ mô và tăng trưởng lạc quan, hai yếu tố sẽ hỗ trợ tình trạng tín dụng còn yếu kém. Mức xếp hạng được duy trì từ tháng 12/2014.
Chuyên gia phân tích Daphne Cheng của Moody's đánh giá nguồn vốn của các ngân hàng Việt còn yếu kém vì nợ xấu cao tồn đọng. Tuy nhiên mức độ minh bạch đã được cải thiện.
“Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ cải thiện triển vọng tháo gỡ nợ xấu và ổn định rủi ro tài sản”, ông dự đoán.
Mức xếp hạng “ổn định” được đưa ra dựa trên 5 tiêu chí đánh giá: Môi trường hoạt động (ổn định”, Chất lượng tài sản và vốn (ổn định/suy giảm), Huy động vốn và thanh khoản (ổn định), Lợi nhuận và hiệu quả (ổn định), và Hỗ trợ hệ thống (ổn định).
Về môi trường hoạt động, Moody's kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực, nhờ hoạt động xuất khẩu và FDI bùng nổ. Cơ quan dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,1% trong 2016 và 6% trong 2017.
Lạm phát và lãi suất bình ổn hỗ trợ nhu cầu và tiêu dùng hộ gia đình.
Về chất lượng tài sản và vốn, chất lượng tài sản tiếp tục ổn định nhưng ở mức kém, nguồn vốn sẽ tiếp tục suy giảm vì tăng trưởng cho vay cao.
Tăng trưởng tín dụng quá nhanh đang vượt tốc độ huy động vốn của các ngân hàng, trong khi các nguồn vốn từ bên ngoài còn hạn chế.
Moody's ước tính tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt được xếp hạng tín dụng ở mức 3,8%. Tuy nhiên nếu tính cả giá trị tài sản đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu sẽ ở mức 7,1% tính đến tháng 6/2016 so với 6,9% vào cuối năm 2015.
Về huy động vốn và thanh khoản, thanh khoản hệ thống đang co hẹp đáng kể vì tốc độ tăng trưởng tiền gửi không theo kịp tốc độ cho vay. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của các ngân hàng Việt tăng từ mức 79% cuối năm 2015 lên 81% vào tháng 6/2016.
Tuy nhiên, lạm phát thấp và chính sách chống dollar hóa của chính phủ đã duy trì môi trường huy động từ tiền gửi nội địa ổn định. Tính đến cuối năm 2015, nguồn vốn từ thị trường trang trải 19% tài sản, giảm so với mức 23% vào năm 2012. Tỷ lệ huy động vốn liên ngân hàng thấp cũng giảm rủi ro đổ vỡ hàng loạt.
Về lợi nhuận, Moody's đánh giá lợi nhuận sẽ ở mức ổn định nhưng thấp, vì chi phí tín dụng lấn át thu nhập trước dự phòng gia tăng. Tỷ suất lợi nhuận sẽ co giảm nhẹ vì mức độ cạnh tranh trong hệ thống cao.
Về mặt hỗ trợ từ chính phủ, Moody's dự đoán mức độ hỗ trợ không thay đổi. Khả năng bởm vốn của chính phủ vào hệ thống là hạn chế, nên các biện pháp hỗ trợ chủ yếu ở dạng hỗ trợ thanh khoản và để thị trường tự điều chỉnh.
BizLIVE