MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một bộ phận của cá được cho là "thần dược" sức khỏe, nhưng 99% bị vứt đi

30-12-2020 - 11:10 AM | Sống

Một bộ phận của cá được cho là "thần dược" sức khỏe, nhưng 99% bị vứt đi

Trong cả Đông Y và Tây Y, các nhà nghiên cứu đều khẳng định phần bỏ đi này của cá rất tốt cho sức khỏe, có thể chữa được nhiều loại bệnh, thậm chí là cả các bệnh nan y.

Cá là một trong những nguồn thực phẩm được nhiều gia đình tin tưởng và bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng của mỗi bữa ăn. Cá có nguồn đạm quý với đủ các acid amin cần thiết, trong đó hàm lượng lysin, tirozin, tryptophan, systin, methionin cao hơn thịt. Những chất đạm này giúp cơ thể dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn so với đạm trong thịt. Bên cạnh đó, chúng cũng có ít chất béo và giàu axit omega – 3.

Những nguồn dinh dưỡng dồi dào trong cá không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn có lợi cho não bộ, có thể giúp trẻ sáng dạ và thông minh hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ giúp con người giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau tim và tử vong vì bệnh tim. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể như não và mắt trong cá đóng vai trò vô cùng mật thiết.

Đây là những điều mà đại đa số các bà nội trợ đều thuộc nằm lòng khi lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho gia đình. Tuy nhiên, trong cá còn có một bộ phần được coi là “thần dược” sức khỏe, nhưng không được tận dụng đúng với lợi ích chính xác của mình.

Bộ phận đó chính là vảy cá.

Một bộ phận của cá được cho là thần dược sức khỏe, nhưng 99% bị vứt đi - Ảnh 1.

Trong thói quen xử lý và chế biến cá của đại đa số người Việt, cạo sạch vảy chính là việc cơ bản nhất. Lớp vảy cá cạo ra sẽ bị bỏ đi như một thứ rác rưởi, không chút chần chừ. Thế nhưng, trong cả Đông Y và Tây Y, người ta đều khẳng định cái phần bỏ đi này có thể chữa được nhiều loại bệnh về tim mạch và xương…

Vảy chỉ chiếm 3% thể trọng của cá, tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá ví dụ như các axit béo không no, các lecithin… Những chất này có thể giảm cholesterol trầm tích ở thành huyết quản gây hẹp đường ống mạch máu, có khả năng tăng cường khả năng nhớ của bộ não và đẩy lùi sự suy lão của tế bào não.

Mọi người thường sử dụng vảy cá để tăng khả năng làm chậm tốc độ lão hóa, bảo vệ sức khỏe mạch máu. Trẻ em và người lớn tuổi thường xuyên sử dụng vảy cá còn có thể bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe hơn.

Đặc biệt, ở người lớn tuổi, mạch máu bị già đi, nếu hàm lượng chất béo trong thức ăn quá cao thì mạch máu sẽ cứng nhanh hơn, không có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ. Thường xuyên sử dụng vảy cá còn có thể làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể và trì hoãn quá trình xơ cứng mạch máu, phù hợp hơn với người hiện đại để giữ gìn sức khỏe .

Vảy cá có thể giúp bổ sung nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi có tuổi, các dấu hiệu lão hóa da càng lộ rõ, chị em cũng có thể sử dụng vảy cá để bổ sung collagen. Nó có thể cải thiện khả năng sửa chữa tế bào, tác dụng chống lão hóa cũng tốt, da có độ đàn hồi và ít nếp nhăn, người tự nhiên trông trẻ trung hơn. Vì vậy, vảy cá được coi là một loại thực phẩm làm đẹp tốt và được chị em phụ nữ ưa chuộng.

Một bộ phận của cá được cho là thần dược sức khỏe, nhưng 99% bị vứt đi - Ảnh 2.

Giá trị sức khỏe của vảy cá còn hơn thế nữa, vảy cá còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa, đồng thời có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón. Thậm chí, nó còn có khả năng tác động đến các tế bào mỡ, thúc đẩy quá trình phân hủy mỡ, ngăn cản cơ thể hấp thụ chất béo, đào thải mỡ thừa ra ngoài.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, các nhà miễn dịch học đã chiết xuất chất Lekin từ vảy cá. Sau khi thí nghiệm cấy chất này lên các con chuột bị mắc bệnh ung thư, người ta nhận ra sự tiêu biến của các tế bào ung thư.

Vảy cá ngăn ngừa khối u hiệu quả, thêm nữa chất chitin có trong vảy cá có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó có tác dụng ức chế tế bào của khối u.

Còn theo Đông Y, nhiều tài liệu y dược cổ xưa của Trung Quốc đã có ghi chép về việc lấy vảy cá, đặc biệt là vảy cá chép, cá giếc hầm trong thời gian dài có thể cô đặc được chiết xuất keo. Sử dụng chúng có thể đem tới hiệu quả trong việc điều trị những chứng bệnh như chảy máu chân răng, đổ máu mũi, bệnh tử điến (bệnh tử điến là bệnh xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết màu tím thường thấy nhiều ở trẻ em và phụ nữ).

Ngoài ra, vảy cá còn kích thích cơ thể bài tiết insulin, tăng cường hoạt tính của insulin, có tác dụng hạ đường huyết.

Do đó, vảy cá được coi là thuốc chống nhiều bệnh nan y. Nhiều quốc gia trên thế giới còn rộ lên phong trào ăn vảy cá để trị bệnh.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến vảy cá để có thể tận dụng tốt những hiệu quả dinh dưỡng của nó. Các bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

Cách 1: Làm thạch vảy cá

Có thể nói thạch rau câu làm từ vảy cá thực sự là một món ăn vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe với nguồn nguyên liệu không quá khó kiếm.

Khi làm sạch vảy cá, cho vào nước một ít giấm, rửa sạch rồi chần qua nước sôi, thêm gừng và rượu nấu ăn để khử tanh.

Sau khi đun sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp trong 20 phút. Nếu muốn thạch thơm ngọt và đẹp mắt hơn, bạn có thể thêm một ít đường hoặc lá dứa vào.

Một bộ phận của cá được cho là thần dược sức khỏe, nhưng 99% bị vứt đi - Ảnh 3.

Đổ vảy cá đã nấu và lọc qua rây vào hộp. Đợi vảy cá nguội hẳn thì cho vào tủ lạnh để làm thạch vảy cá.

Khi muốn ăn, bỏ thêm một chút dầu mè, tỏi, dấm, đường, muối và bột ngọt,… là có thể ăn kèm với gỏi nguội hoặc ăn không.

Ưu điểm của cách làm này là giá trị dinh dưỡng trong vảy cá sẽ không bị lãng phí, thuận tiện hơn cho quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa.

Cách 2: Nấu cháo ngư lân giao

Bạn nên chuẩn bị ít đường đỏ, gạo nếp để nấu cháo, vảy cá chép và vảy cá rô phi.

Lấy nước sạch nấu cùng gạo nếp thành cháo loãng.

Trong thời gian đó, rửa sạch vảy cá, hơ trên lửa để tạo thành keo.

Cho lượng keo vảy cá vừa đủ vào cháo, quấy đều để tan và thêm đường đỏ cho vị ngọt thanh và đằm.

Nên sử dụng nóng, 2 bữa một ngày vào buổi sáng và tối để đem tới tác dụng bổ hư, tiêu sưng, thông máu tan u. Món cháo này rất thích hợp với người bị u tử cung.

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên