Một chất lỏng là "khắc tinh" của tủ lạnh đóng tuyết: Dùng vài giọt, tiết kiệm rất nhiều tiền điện
Không chỉ dùng trong nấu nướng, loại chất lỏng này còn có lợi ích mà bạn không ngờ tới.
- 04-03-20244 thứ để lâu trong tủ lạnh sẽ hóa thành “thuốc độc” hại gan, mang tới ung thư nhưng nhiều người không biết
- 22-02-2024Sau ba lần thay tủ lạnh, tôi nhận ra rằng mình phải tuân thủ 5 điều này, đây là bài học đắt giá
- 20-02-2024Để một ít muối vào tủ lạnh, bạn có thể thấy ngay công dụng tuyệt vời
Tủ lạnh đóng tuyết là một hiện tượng thường gặp sau một thời gian sử dụng, khiến không gian bảo quản thực phẩm bị thu hẹp, quá trình làm lạnh kém hiệu quả và tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Những điều này dẫn đến việc tiền điện hàng tháng tăng cao.
Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể tham khảo mẹo nhỏ thoa một lớp dầu ăn lên thành trong của ngăn đá. Cụ thể các bước như sau:
- Lau sạch ngăn đá: Trước hết, bạn cần xả đá và lau sạch ngăn đá tủ lạnh để loại bỏ lớp tuyết đã hình thành.
- Thoa dầu thực vật: Dùng một miếng vải sạch hoặc bông gòn, thấm một lượng nhỏ dầu thực vật và thoa đều lên các bề mặt bên trong ngăn đá, đặc biệt là các khe cánh cửa và vùng xung quanh nơi tuyết hay đóng.
- Lưu ý đến lượng dầu: Chỉ cần một lượng dầu rất nhỏ là đủ, không cần thoa quá nhiều để tránh gây mùi hoặc dính dầu khó chịu.
Cơ chế của việc này là dầu thực vật tạo ra một lớp màng mỏng bảo vệ, giúp hạn chế sự bám dính của tuyết trên bề mặt kim loại hoặc nhựa bên trong tủ lạnh. Khi tuyết không bám dính chặt, việc xả đá sau đó sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền điện.
Nhớ rằng mẹo này không thể thay thế việc bảo dưỡng và sử dụng tủ lạnh đúng cách, nhưng nó có thể là một biện pháp hỗ trợ tốt để giảm sự hình thành tuyết trong ngắn hạn.
Nếu tủ lạnh nhà bạn thường xuyên xảy ra tình trạng này, rất có thể thiết bị đã gặp vấn đề. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra xem tủ lạnh có gặp phải 4 vấn đề dưới đây hay không.
4 nguyên nhiên khiến tủ lạnh nhanh đóng tuyết
1. Tủ không được vệ sinh thường xuyên
Khi tủ lạnh không được làm sạch định kỳ, bụi bẩn và dầu mỡ có thể tích tụ quanh các linh kiện, làm giảm hiệu quả truyền nhiệt. Bám bẩn cản trở khả năng truyền nhiệt của các bộ phận làm lạnh, khiến hơi ẩm trong tủ lạnh dễ dàng ngưng tụ và đông đá, từ đó tạo ra lớp tuyết dày. Việc lau chùi thường xuyên giúp ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm và hạn chế hiện tượng đóng tuyết.
2. Rơ - le xả đá (Timer) bị hỏng
Rơ - le xả đá là thiết bị chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi chu kỳ làm lạnh sang chu kỳ xả đá, giúp loại bỏ lớp tuyết đã hình thành. Khi thiết bị này hỏng hoặc không hoạt động đúng cách, chu kỳ xả đá bị ngắt quãng, dẫn đến sự tăng cường đóng tuyết bên trong tủ lạnh. Thông thường, rơ - le xả đá cần được kiểm tra và thay thế bởi chuyên gia kỹ thuật để đảm bảo tủ lạnh hoạt động trơn tru.
3. Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch
Sò lạnh giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dàn lạnh được làm nóng đều bởi thanh điện trở xả tuyết, để ngăn chặn sự hình thành tuyết. Khi sò lạnh bị tắc nghẽn hoặc hỏng, nó không thể chỉ huy thanh điện trở làm việc hiệu quả, gây ra việc đóng tuyết không kiểm soát được. Việc kiểm tra và sửa chữa sò lạnh thường yêu cầu sự can thiệp của nhân viên bảo dưỡng chuyên nghiệp.
4. Cầu chì nhiệt bị đứt
Cầu chì nhiệt hoạt động như một bộ phận bảo vệ, ngăn không cho thanh điện trở xả đá làm việc quá lâu và gây nhiệt độ lên cao bất thường trong tủ lạnh. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ ngưng hoạt động, làm cho lớp tuyết tích tụ nhanh chóng và dày lên. Cầu chì nhiệt cần được kiểm tra và có thể cần thay thế nếu nó không còn hoạt động đúng cách để đảm bảo quá trình làm lạnh không bị gián đoạn.
Tổng hợp
Đời sống & Pháp luật