Chỉ số quan trọng bậc nhất thế giới thay đổi cách tính: 70% lượng dầu giao dịch trên toàn cầu bị ảnh hưởng, Mỹ một lần nữa khẳng định vị thế siêu cường dầu mỏ
Giá dầu thô biển Bắc (dầu Brent) là một trong những chỉ số quan trọng nhất đối với kinh tế thế giới.
- 07-06-2023150 tấn dầu chảy ra sông Dnipro sau vụ vỡ đập ở Kherson
- 05-06-2023Giá dầu thế giới dự kiến tăng mạnh nửa cuối năm 2023
- 05-06-2023Nga cắt giảm sản lượng 500.000 thùng dầu/ngày đến cuối năm 2024
Chỉ số quan trọng bậc nhất thế giới
2/3 trong số 100 triệu thùng dầu, tương đuuơng gần 70% lượng dầu được giao dịch mỗi ngày trên toàn cầu được định giá dựa trên giá dầu Brent. Tương tự đối với hàng triệu hợp đồng tương lai mà các nhà giao dịch sử dụng để quản lý rủi ro. Một số chính phủ sử dụng giá dầu để tính toán mức thuế, trong khi giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mọi người tiêu dùng.
Và tầm ảnh hưởng của giá dầu Brent không chỉ gói gọn ở thị trường dầu mỏ. Chỉ số này là cơ sở để định giá khí hóa lỏng (LNG) ở thị trường châu Á. Đây cũng là chỉ báo cho sức khỏe kinh tế toàn cầu, tác động lớn đến quyết định của nhiều cơ quan quyền lực, từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho đến những nhà hoạch định chiến lược ở Trung Quốc. Nó tác động tới cả tài lời lãi của các quỹ đầu cơ, nguồn thu của điện Kremlin và ảnh hưởng đến chi phí của các doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Ra đời 40 năm trước, chỉ số giá dầu Brent được tính toán dựa trên dầu được khai thác từ một nhóm các giếng dầu có tên gọi Brent nằm cách cực bắc của Scotland 190km về phía Đông Bắc, giữa quần đảo Shetland của Scotland và Na Uy. Tuy nhiên, hiện nay sản lượng của những mỏ này đã xuống rất thấp, khiến các trader dễ dàng thao túng giá. Do đó, cơ quan thống kê giá Platts (thuộc S&P Global) vừa thực hiện một số thay đổi.
Đối với các thùng dầu được giao từ tháng 6/2023 trở đi, công thức tính toán chỉ số giá dầu Brent sẽ được bổ sung thêm giá dầu WTI Midland (loại dầu thô xuất đi từ Mỹ có chất lượng tương tự như Brent). Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử công thức tính chỉ số giá dầu Brent tính đến cả loại dầu được khai thác từ bên ngoài biển Bắc.
Không chỉ có ý nghĩa quan trọng với niềm tin của thị trường vào dầu Brent, đây là sự thay đổi lớn có tác động sâu rộng đến toàn bộ thị trường hàng hóa lớn nhất thế giới.
Nhu cầu thay đổi cách tính toán chỉ số giá dầu Brent đã có từ nhiều năm nay. Sản lượng của các mỏ đạt đỉnh vào năm 1984 nhưng giờ đã xuống rất thấp. Trong tháng 2, tổng sản lượng dầu của vùng biển Bắc chỉ đạt 726 nghìn thùng mỗi ngày, so với mức 2,6 triệu thùng ở thời điểm đầu năm 2000. Bắt đầu từ năm 2002, 4 loại dầu từ các mỏ khác (1 ở Anh và 3 ở Na Uy) được bổ sung vào rổ tính toán. Tuy nhiên điều này cũng tạo ra sự phức tạp nhất định.
Và đây chỉ là giải pháp tình thế để mua thêm thời gian mà không giải quyết triệt để gốc rễ: sản lượng dầu khai thác được từ vùng biển Bắc vẫn đang sụt giảm mạnh. Nhiều người lo ngại một ngày nào đó những hoài nghi về chỉ số này sẽ khiến hàng chục triệu hợp đồng mua bán bị tuyên bố vô hiệu. Cần phải có sự thay đổi để ngăn chặn hỗn loạn.
Những lựa chọn khả thi
Trên lý thuyết, thị trường có thể lựa chọn 1 chỉ số từ những vựa dầu có sản lượng cao hơn rất nhiều so với châu Âu, ví dụ như vùng Vịnh Ba Tư hoặc Nga, để thay thế Brent. Theo Paul Horsnell, chuyên gia của ngân hàng Standard Chartered, để được thị trường tín nhiệm, các chỉ số phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Đảm bảo được sản lượng đủ lớn là một trong những tiêu chí hàng đầu và đó chính là điểm yếu của Brent.
Tuy nhiên, những sự thay thế đang nổi lên còn có những lỗ hổng lớn hơn. Một số chịu ảnh hưởng lớn từ 1 người mua hoặc người bán duy nhất, nhiều chỉ số bị bóp méo bởi chính sách thuế và bị chính trị tác động quá nhiều.
Theo Colin Bryce, cựu lãnh đạo mảng hàng hóa tại Morgan Stanley, dù đã nhiều năm trôi qua nhưng vị thế của Brent vẫn được giữ nguyên. Vì thế cách tốt nhất là cải tiến Brent.
Một trong những lựa chọn khả thi là thêm dầu từ Johan Sverdrup (1 mỏ nổi tiếng của Na Uy) vào rổ chỉ số. Vấn đề là dầu từ Sverdrup đậm đặc hơn và có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn. Ngoài ra nếu làm như vậy sẽ trao quá nhiều quyền lực cho Equinor, công ty khai thác dầu mỏ quốc doanh của Na Uy.
Dầu WTI Midland khai thác từ bang Texas của Mỹ cũng có vấn đề riêng. Để quy về thang giá của biển Bắc, Platts sẽ phải ước tính và điều chỉnh theo chi phí vận chuyển dầu từ Mỹ tới Rotterdam. Nhưng chí ít thì đây là loại dầu có chất lượng tương tự như Brent và gần đây lượng dầu mà vùng này xuất tới châu Âu đã tăng mạnh, cho thấy nó là chỉ báo phản ánh chính xác nhu cầu dầu mỏ của lục địa già.
Bởi vì giá của những thùng dầu Brent xuất đi được quyết định từ 30 ngày trước, thực chất việc bổ sung dầu Midland đã có hiệu lực từ tháng 5. Có vẻ như thị trường chấp nhận sự thay đổi này. Mức chênh lệch giá giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đang dần quay trở về mức bình thường. Chỉ số này dương có nghĩa là thị trường khỏe mạnh.
Nâng tầm vị thế Mỹ
Nhưng vẫn còn nhiều rủi ro, mà lớn nhất là Midland sẽ “nuốt trọn” chỉ số. Trong tháng 4, có 1,1 triệu thùng dầu Midland được xuất sang châu Âu, nhiều hơn cả 5 loại khác trong rổ cộng lại. Một nguy cơ khác là sự thay đổi sẽ làm lợi cho các ông lớn như Glencore và Trafigura, những công ty chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động vận chuyển dầu Midland.
Theo giới phân tích, sự thay đổi này càng khẳng định cuộc cách mạng dầu đá phiến đã giúp Mỹ trở thành 1 cường quốc năng lượng như thế nào. Những cải tiến trong công nghệ khoan dầu đã đưa nước Mỹ sánh ngang với những ông vua năng lượng lâu đời như Nga và Saudi Arabia.
Cách đây 10 năm, Mỹ chỉ xuất khẩu được khoảng 134.000 thùng dầu mỗi ngày theo EIA, gần bằng sản lượng của nhà máy lọc dầu lớn thứ 7 ở bang California thời điểm hiện tại. Trung bình 3 tháng đầu năm nay, lượng dầu Mỹ xuất đi đạt tới 4,1 triệu thùng, lớn hơn cả lượng tiêu thụ của toàn nước Nhật.
Một số chuyên gia tin rằng khi chỉ số giá dầu Brent được bổ sung thêm những thùng dầu có giá rẻ hơn từ Mỹ, giá dầu trung bình ở các nước khác cũng sẽ rẻ hơn đồng thời sẽ gia tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
Tham khảo The Economist, Wall Street Journal
Nhịp sống thị trường
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản
- Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ
- Nền kinh tế được dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong 3 năm tới mạnh đến mức nào: Không tạo ra phép màu kinh tế từ sản xuất, đây mới là 3 trụ cột định hình số phận 1,4 tỷ dân