Một Chủ tịch McDonald's từng bị sa thải vì yêu cấp dưới, lý do nào khiến các công ty thường cấm mối quan hệ tình cảm giữa sếp và nhân viên?
Có tới 75% công ty cấm mối quan hệ lãng mạn giữa nhân viên và sếp bởi điều đó sẽ gây rủi ro cho chính doanh nghiệp.
- 21-01-2021Đặt 1 chiếc đồng hồ trên đỉnh núi, 1 cái khác ở bãi biển: Cho ra 2 giờ khác nhau, tại sao?
- 21-01-2021Câu nói cửa miệng quen thuộc vô tình cản đường tài lộc: Vậy mới hiểu thế nào là “ếch chết tại miệng”
- 20-01-2021Ở đời có 3 việc không nên hỏi, phàm là người khôn ngoan đều tránh để không rước rắc rối vào người
Cuối năm 2019, Steve Easterbrook, Chủ tịch và CEO của McDonald's đã bị sa thải sau khi bị phát hiện ra là có quan hệ yêu đương hẹn hò với nhân viên của mình.
Gã khổng lồ thức ăn nhanh của Mỹ cho biết mối quan hệ này là sự tự nguyện của hai người nhưng nó đã "vi phạm chính sách của công ty", đồng thời cho thấy "khả năng đánh giá kém" của ông Easterbrook. McDonald's từ chối tiết lộ thông tin về người mà ông Easterbrook hẹn hò.
Ông Easterbrook sẽ được thay thế bởi Chris Kempczinski, Chủ tịch gần đây nhất của McDonald's tại Mỹ, với hiệu lực ngay lập tức. Trong một tuyên bố, ông Kempczinski cảm ơn những đóng góp của ông Easterbrook: "Steve đã đưa tôi đến với McDonald's và ông ấy là một người cố vấn kiên nhẫn".
Steve Easterbrook, cựu Chủ tịch và CEO của McDonald's.
Trong năm 2018, ông Easterbrook nhận được gần 16 triệu USD tiền lương. Sau khi bị sa thải, doanh nhân người Anh này sẽ nhận được 26 tuần lương. Những chi tiết về thỏa thuận khác không được tiết lộ. Tuy nhiên, một tờ báo cho biết ông vẫn đủ điều kiện nhận thưởng nếu công ty đạt được mục tiêu kinh doanh. Theo ước tính của Bloomberg, ông Easterbrook sẽ ra đi cùng hơn 37 triệu USD.
Về phần mình, vị cựu giám đốc đồng ý không làm việc cho đối thủ cạnh tranh của McDonald's trong ít nhất là 2 năm. Trong một email nội bộ gửi đến các nhân viên, ông thừa nhận mối quan hệ trên và nói rằng đó là một sai lầm.
Ông Easterbrook (52 tuổi, đã ly hôn) lần đầu tiên làm việc cho McDonald's vào năm 1993 với tư cách là người quản lý ở London. Sau đó, ông rời đi năm 2011 và trở thành ông chủ của Pizza Express rồi đến chuỗi cửa hàng thực phẩm châu Á Wagamama trước khi trở lại McDonald's vào năm 2013. Cuối cùng, ông đảm nhiệm vai trò điều hành tại Anh và Bắc Âu. Từ tháng 3/2015 đến tháng 11/2019, ông giữ chức Chủ tịch và CEO của McDonald's.
Ông Easterbrook được đánh giá là người đã giúp vực dậy tình hình kinh doanh của McDonald's thông qua thay đổi về thực đơn và nhà hàng của chuỗi. Giá trị cổ phiếu công ty đã tăng hơn gấp đôi trong thời gian ông điều hành.
Rủi ro của mối quan hệ sếp – nhân viên
Nhiều công ty trên thế giới không cho phép yêu đương giữa sếp với nhân viên và giữa nhân viên với nhau.
McDonald's cho biết họ có những quy tắc lâu đời nhằm tránh xung đột lợi ích. Một luật sư cho biết hiện nay rất nhiều công ty trên thế giới đã đưa ra luật "không yêu đương nơi công sở".
Một thống kê chỉ ra rằng hiện có tới 75% công ty cấm mối quan hệ lãng mạn giữa nhân viên và một người thuộc cấp quản lý. Trong đó, không ít công ty thậm chí cấm cả các mối quan hệ tình cảm dưới bất cứ hình thức nào giữa các nhân viên.
Theo đó, nếu mối quan hệ tốt đẹp, mọi thứ vẫn bình thường nhưng nếu họ chia tay hay xảy ra mâu thuẫn, điều đó có thể dẫn tới xung đột về lợi ích trong công việc. Và đó chính là mối nguy tiềm ẩn đối với công ty. Người này nói thêm: "Một số người có thể coi đây là xâm phạm quyền riêng tư nhưng các doanh nghiệp có quyền bảo vệ lợi ích của mình".
Trên thực tế, ông Easterbrook không phải vị giám đốc cấp cao đầu tiên bị sa thải hoặc buộc phải từ chức vì hẹn hò với cấp dưới. Năm 2018, Brian Krzanich, cựu CEO của Intel cũng phải thôi việc vì vướng vào mối quan hệ sếp – nhân viên tại nơi công sở. Điều này, tất nhiên cũng trái với quy định của công ty.
Nguồn: Tổng hợp
Doanh nghiệp & Tiếp thị