Một cuốn sách giá 19 đô la đã thay đổi cách tôi nghĩ về tiền và đến nay tôi đang tiết kiệm hợp lý hơn bao giờ hết
Cách chi tiêu "đúng" ở mỗi người là khác nhau. Đừng chỉ vì thấy một trào lưu nào đó đang bùng nổ lên mà mình cũng muốn được như vậy, điều quan trọng ở đây chính là hãy tĩnh lại và đưa ra những quyết định tốt nhất có thể cho bản thân, và đó là quyết định mà bạn sẽ không bao giờ phải hối hận.
- 12-07-2021Các tỷ phú hàng đầu Trung Quốc có thật sự “tay trắng" làm nên sự nghiệp? Tìm hiểu rõ thân thế, ai cũng ngỡ ngàng vì điều này
- 01-07-2021Lập trình viên 30 tuổi gây "sốc" khi đạt được tự do tài chính, sống đời tự do, thư thả ngắm cảnh mà hàng vạn người mơ ước
- 29-06-20219 kế hoạch quản lý tài chính giúp bạn có thể kiếm thêm hàng triệu đô trước tuổi 40
- 27-06-2021Chuyên gia tài chính gợi ý phương pháp quản lý chi tiêu giúp" tiết kiệm dễ dàng, tiêu tiền thoải mái": Những người có thói quen “làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu” hãy xem ngay
Tôi luôn tự nhận rằng mình có chút hiểu biết về tài chính. Nhưng khía cạnh cảm xúc đối với tiền bạc là điều mà hầu hết chúng ta, bao gồm cả tôi, phải vật lộn với.
Cuốn "The Psychology of Money" (Tạm dịch: "Tâm lý học về tiền bạc") của tác giả Morgan Housel đã giúp tôi ngộ ra được một số khía cạnh tinh thần trong việc quản lý tiền bạc mà tôi không có khả năng xử lý. Và đây là những gì tôi rút ra được sau khi đọc cuốn sách này.
1. Không có "cách đúng đắn" duy nhất để tiếp cận tiền
Mỗi người có một quan điểm rất riêng về tiền bạc của mình. Một số dường như đang siêng năng tiết kiệm và đầu tư cho tương lai, trong khi những người khác lại đang "sống cho hiện tại", vừa làm vừa chơi mà không có kế hoạch trò chơi tài chính nào cả.
Cá nhân tôi rơi vào nhóm tiết kiệm và đầu tư. Nhưng tôi cũng lại thường bị cám dỗ khi thấy người khác có được những thứ nào đó hay ho mà bản thân cũng rất muốn. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của cuốn sách này, tôi nhận ra rằng không có cách nào là đúng hay sai trong quản lý tiền của bạn. Bạn chỉ cần làm những gì phù hợp với giá trị của bạn.
Đối với tôi, giá trị mà tôi theo đuổi ở đây là tiết kiệm một phần lớn thu nhập của mình với mục tiêu đạt được tự do tài chính vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Nhưng, mọi người phải tìm cho mình những gì phù hợp với bản thân. Không phải ai cũng muốn theo đuổi FIRE (độc lập tài chính/nghỉ hưu sớm). Tương tự như vậy, không phải ai cũng muốn dành phần lớn thu nhập của mình cho các khoản chi tiêu vật chất.
Cách chi tiêu "đúng" ở mỗi người là khác nhau. Đừng chỉ vì thấy một trào lưu nào đó đang bùng nổ lên mà mình cũng muốn được như vậy, điều quan trọng ở đây chính là hãy tĩnh lại và đưa ra những quyết định tốt nhất có thể cho bản thân, và đó là quyết định mà bạn sẽ không bao giờ phải hối hận.
2. "Lựa chọn tiền bạc hợp lý" tốt hơn "lựa chọn tiền bạc lý trí"
Khi bạn đi sâu vào vấn đề quản lý tiền bạc hiệu quả, bạn có thể sẽ gặp phải những câu hỏi phân vân giữa việc xem xét vấn đề dưới góc độ tài chính hay góc độ bình yên trong tâm hồn.
Theo đó, một câu hỏi sẽ nảy ra trong đầu bạn rằng liệu bạn nên đầu tư nhiều hơn (góc độ tài chính) hay trả nợ thế chấp sớm (để được bình yên trong tâm hồn). Cá nhân tôi luôn có một chút mâu thuẫn về điều này.
Lý trí của tôi nói rằng tôi có thể đi đường xa về lâu dài nếu tôi ưu tiên đầu tư thay vì trả hết thế chấp với lãi suất thấp kèm theo. Nhưng trái tim lại mách bảo rằng tôi sẽ ngủ ngon hơn nếu tôi xóa được nợ thế chấp của mình.
Chương 11 của cuốn sách, có tựa đề "Hợp lý> lý trí", đã giúp tôi làm rõ cuộc tranh luận "nội bộ" này. Tôi nhận ra rằng trả nợ thế chấp sớm là một lựa chọn hợp lý vì nó giúp tôi ngủ ngon hơn. Dù thế nào thì tôi cũng đang đưa ra một quyết định thông minh với số tiền của mình trong hoàn cảnh của mình.
3. Dành thời gian để tìm hiểu thế nào là "đủ tiền" với bản thân
Tại sao có những người thậm chí dám làm những điều rất điên rồ, chẳng hạn như trốn thuế, Ponzi… để kiếm được nhiều tiền hơn? Cá nhân tôi từng cảm thấy rất khó hiểu, không hiểu tại sao có những người lại mạo hiểm mọi thứ chỉ vì một ít tiền mặt.
Trong cuốn sách, tác giả Housel giải thích lý do tại sao những người giàu có những hành động tham lam này, đó là bởi họ không bao giờ xác định bao nhiêu tiền là "đủ" đối với mình.
Cá nhân tôi sau đó đã dành một chút thời gian để khám phá xem thế nào là "đủ" với mình. Là một người đang theo đuổi sự độc lập về tài chính, tôi quyết định đặt ra một con số hợp lý và "đủ" để nuôi cả nhà.
Bất kể bạn có bao nhiêu tiền, nó sẽ không bao giờ là đủ trừ khi bạn quyết định rằng bạn đã có đủ. Nếu bạn không bao giờ có đủ, bạn sẽ không bao giờ có thể ngừng theo đuổi đồng tiền tiếp theo.
Doanh nghiệp và tiếp thị