MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động

24-03-2023 - 11:40 AM | Lifestyle

Từ những lò nhuộm, con đường phơi sợi lác đến khu chợ làng nghề đã được phục dựng.

Nhắc đến Đồng Tháp, hẳn hình ảnh đầu tiên hiện lên trong chúng ta là những cánh đồng thẳng cánh cò bay hay vựa trái cây trù phú. Thế nhưng, vùng đất này còn có một nghề thủ công truyền thống, tồn tại hơn một thập kỷ. Thậm chí, đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nước ta. 

Ngôi làng với nghề dệt chiếu "vang bóng một thời"

Làng nghề dệt chiếu Định Yên nằm ngay cạnh dòng sông Hậu. Nơi này có nhiều bãi bồi và cồn cát nên những cây như bố, lác phát triển rất tốt. Và dưới bàn tay khéo léo, người dân nơi đây đã dệt sợi thành những chiếc chiếu mịn màng, mang màu sắc rực rỡ. 

Cũng chẳng ai biết bắt đầu tự bao giờ mà nghề dệt ở làng Định Yên đã được cha truyền con nối, đi qua biết bao thế hệ. Những chiếc chiếu cũng gắn liền với nếp sinh hoạt của người dân Đồng Tháp. Và năm 2013, nghề dệt chiếu đã được công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 1.

Ảnh: thamhiemmekong

Để cho ra một chiếc chiếu đạt chuẩn là cả một quá trình lao động miệt mài, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ đến từng công đoạn. Lác để làm sợi dệt là những cây thật già, nhưng sợi chỉ dài vừa phải, phù hợp với khổ chiếu cần làm. Sau khi đem đi phơi, sợi lác sẽ được nhuộm trong nước sôi tại các lò nhuộm, với nhiều màu xanh, đỏ, tím, vàng… Độ đậm nhạt của sợi lác phụ thuộc vào số lần nhúng, muốn nhạt thì nhúng ít, muốn đậm thì nhúng thành nhiều lần. 

Khung cảnh ở làng chiếu Định Yên nhiều năm trước. Ảnh: thamhiemmekong

Một số công đoạn đã có máy móc hỗ trợ nhưng để thiết kế hoa văn, bẻ vành, may viền thì đều dựa vào bàn tay tinh xảo cũng như bí quyết truyền đời của mỗi gia đình làm nghề. Song, vẫn có một số vị khách khó tính tìm đến tận nơi để đặt riêng các nghệ nhân lành nghề, làm thủ công một số loại chiếu như chiếu bông vuông hình con cờ, chiếu động phòng hoa chúc, chiếu vẩy ốc… 

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 3.

Ảnh: thamhiemmekong

Ngày này qua tháng khác, những chiếc chiếu lác đã được thay bằng thảm hay loại tiện dụng hơn. Nhịp sống ở làng nghề Định Yên cũng theo đó mà trầm lắng, nhiều người vì mưu sinh, bất đắc dĩ phải chuyển nghề. 

Thậm chí, phiên chợ chiếu Định Yên nổi tiếng, là “chợ ma” hay “chợ âm dương” của Đồng Tháp cũng mai một dần. Còn đâu cảnh 2 -3 giờ sáng, người buôn kẻ bán xôn xao soi đèn lựa từng chiếc chiếu tinh xảo. Hay trên con đường dẫn vào làng, giờ đây đã vắng bóng những bó lác sắc màu, “những chiếc máy dệt chiếu nay được phủ chiếu lên trên”. Vẫn có những du khách tìm đến nơi đây trong chuyến du lịch Đồng Tháp. Tuy nhiên, muốn tham quan, thường sẽ phải tìm đến tận các xưởng dệt còn sót lại. 

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 3.

Chợ chiếu thời hưng thịnh.

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 4.

Chợ chiếu Định Yên qua hình ảnh tái hiện. Ảnh: Báo Đồng Tháp.

Di sản trăm tuổi được chi hàng tỷ để “hồi sinh” 

Những tưởng khung cảnh về ngôi làng hay phiên chợ rực rỡ sắc màu của Đồng Tháp chỉ còn trong ký ức. Thì, mới đây, một sự kiện bất ngờ đã giúp chúng ta, một lần nữa có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng một trong những di sản văn hóa phi vật thể của đất nước. 

Trong dự án phim Lật Mặt sau, làng chiếu Định Yên đã được chọn làm bối cảnh chính. Không một phim trường ảo mà chính từ những nền móng, di tích cũ tại đây, đạo diễn Lý Hải đã tái hiện lại khung cảnh làng nghề truyền thống thời còn hưng thịnh. 

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 6.

Trên con đường làng, đoàn phim đã xây dựng lại những lò nhuộm sợi lác.

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 7.

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 8.

Các bãi sân phơi chiếu, phơi lác phủ kín con đường.

Một di sản trăm tuổi ở miền Tây vừa được Lý Hải đốt tiền tỉ “hồi sinh”, khung cảnh thời hưng thịnh hiện về gây xúc động - Ảnh 5.

Chưa kể, một khu chợ chiếu mới cũng được xây dựng dựa trên kiến trúc cổ. Ảnh chụp màn hình

Không tiết lộ con số cụ thể nhưng cứ thử tính mà xem, một chiếc chiếu khoảng 100.000 đồng. Mà để lấp đầy cả một kho chiếu, nguyên một con đường làng, thì phải cần đến số lượng nhiều lớn cỡ nào? Đạo diễn Lý Hải lúc đầu cũng rất lo lắng về điều này, song,“khi coi lại quá trình dệt ra một chiếc chiếu thì số tiền đó cực kỳ rẻ chứ không phải mắc so với công sức người thợ bỏ ra”, anh nói. 

Hãy nghĩ về chuyến thăm làng chiếu Định Yên trong thời gian tới

Sau khi kết thúc quá trình quay phim, những bối cảnh, hiện vật được đoàn phim của Lý Hải để lại nguyên vẹn, như là một món quà tặng cho địa phương, với hy vọng nghề truyền thống sẽ luôn được duy trì qua thời gian. 

Chính bởi đó, nếu đến làng chiếu Định Yên vào thời gian tới, du khách hoàn toàn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khung cảnh của ngôi làng trăm năm. 

Một vài hình ảnh với bối cảnh là làng chiếu Định Yên được ekip "nhá hàng" dịp Tết vừa rồi. Ảnh: Lật Mặt Movie.

Đường tới làng chiếu Định Yên cũng không quá khó đi. Từ TP.HCM, bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy tới Đồng Tháp. Từ TP. Sa Đéc, đi thêm chừng 40km sẽ tới xã Định Yên, huyện Lấp Vò. Tuyến đường dễ đi nhất là theo quốc lộ 80, từ cổng chào phía quốc lộ sẽ có đường chạy thẳng tới. Nơi này cũng nằm kế Bắc Vàm Cống, giáp với An Giang. 

Du khách có thể tới đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thế nhưng, để thuận tiện nhất thì hãy tránh thời điểm giữa trưa hay lúc chiều tà. Bởi khi ấy mọi người gần như đã xong các công đoạn đặc sắc nên không có nhiều cơ hội trải nghiệm và chiêm ngưỡng. 

Tiên Nguyễn - Ái nữ nhà 'vua hàng hiệu' sống trong căn biệt thự như lâu đài, 'dát vàng' khắp nơi cực xa xỉ

Theo Hạnh Mỹ

Trí thức trẻ

Trở lên trên