Một loại “cỏ bổ thận” chuyên mọc hoang ở ruộng rau, được nhiều người già đào về, hóa ra có rất nhiều công dụng
Loại cây này thường mọc hoang nên nhiều người không biết tác dụng mà nhổ vứt đi, bỏ phí một “bảo vật” rất tốt cho thận.
- 03-11-2023Nàng Đát Kỷ U60 vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng như thời xuân sắc, sống giàu sang đáng ngưỡng mộ
- 02-11-2023Đi bộ nhiều có thực sự giúp sống thọ? Bác sĩ nói thật: Hơn 50 tuổi kiên trì 3 điều, còn hơn tập thể dục
- 01-11-202311h đêm có người tự xưng cảnh sát gõ cửa, cuộc đấu trí "cân não" để giành lại 700 triệu đồng từ băng nhóm tội phạm lừa đảo
Trên các cánh đồng rau ở nông thôn thường có một số loại cây, cỏ mọc lẫn. Nhiều loài có sức sống mạnh mẽ, thậm chí còn phát triển thành một khu vực riêng. Trong đó, có một loại cây trông rất giống cỏ, với đặc điểm nhận dạng nổi bật, thân cao khoảng một gang bàn tay.
Nhiều người trẻ có thể không biết, thường nhổ bỏ đi, nhưng người lớn tuổi, làm việc lâu năm thường nhận ra và gọi đây là "cỏ bổ thận". Tại sao lại như vậy?
Loại cây được ví là "cỏ bổ thận"
Thực ra, loại cây này không tên là "cỏ bổ thận". Tên chính xác của nó là Mã đề hay còn gọi cách khác là "mã tiền xá", có tên khoa học là Plantago asiatica. Đây là loài là cây thân thảo, sống lâu năm. Cây mã đề có chức năng tái sinh bằng rất nhiều cách, đặc biệt là bằng nhánh và có khi là bằng hạt. Thân cây có độ cao tầm 10 – 15 cm.
Loại cây này dễ trồng, có nguồn gốc từ Châu Âu và một số vùng của Châu Á. Thảo mộc này thường tạo ra những bông hoa màu xanh lục và có những chiếc lá lớn hình bầu dục. Cây mã đề có thể ăn sống hoặc nấu chín, và được đông y tận dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Mã đề có vị ngọt, tính lạnh, dù là hạt hay rễ hay lá đều có tác dụng chữa bệnh, chẳng hạn như chữa đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, dịch tả, lỵ và một số chứng bệnh khác…
Cây mã đề thường xuất hiện trong môi trường nào?
Cây mã đề mọc ngoài tự nhiên, không thích môi trường khô ráo mà thích môi trường ẩm ướt. Nói chung, địa hình thích hợp cho sự sinh trưởng và sinh sản của loài cây này là những khu vực rừng mát mẻ, có độ ẩm cao.
Ngoài ra, loài cây này cũng thường xuất hiện ở khu vực như bãi sông, đất nông nghiệp, ruộng rau,…
Cây mã đề cũng có thể nuôi trồng, nhưng cần lưu ý đảm bảo đất màu mỡ, tạo điều kiện cho cây ra rễ và phát triển.
Cây mã đề ưa ẩm, cần tưới nước 3-5 ngày/lần, tần suất tưới không quá thấp. Yếu tố nhiệt độ cũng cần lưu ý duy trì từ 20-24 độ C để cây phát triển nhanh. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn 35 độ C thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ trở nên cực kỳ chậm.
Cây mã đề có công dụng gì mà nhiều người ưa thích?
Trong lá cây mã đề rất giàu canxi và có chứa rất nhiều khoáng chất chứa thành phần khác. Với 100g lá thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với chất này trong củ cà rốt.
Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin. Trong lá có chất nhầy, chất đắng hay các loại vitamin C, K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic.
Với những thành phần này, cây mã đề trở thành vị thuốc thường gặp trong dân gian và cả các bài thuốc Đông y, đem tới nhiều ích lợi cho sức khỏe cụ thể như:
Lợi tiểu, tăng cường đào thải muối, axit uric và ure ra khỏi cơ thể
Kháng khuẩn
Trị ho, trừ đờm
Làm tăng tiết niêm dịch phế quản, ức chế trung khu hô hấp giúp cho hơi thở sâu và chậm nhờ vào thành phần hoạt chất plantagin
Hạt mã đề có chứa nhiều polysaccharide rất hút nước có tác dụng nhuận tràng
Hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Thanh lọc phổi và cai thuốc lá…
Ngoài ra, một số ích lợi khác có thể kể đến như:
Giúp giảm viêm
Lá của cây mã đề chứa một số hợp chất chống viêm, bao gồm flavonoid, terpenoid, glycoside và tanin nên sử dụng loại cây này giúp giảm một số dấu hiệu viêm do tổn thương gan. Nhờ thế, cơ thể hạn chế tình trạng viêm mãn tính có thể dẫn đến nhiều bệnh khác nhau.
Thúc đẩy chữa lành vết thương
Thông qua hiệu quả giảm viêm, cây mã đề còn có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và giảm đau, nhờ vậy hỗ trợ chữa lành vết thương. Thực tế cho thấy rằng, sự kết hợp giữa gel lô hội và cây mã đề có thể chữa lành vết loét ở chân.
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Một số hợp chất trong hạt và lá của cây mã đề đã được chứng minh là có thể làm giảm bớt một số vấn đề về tiêu hóa. Bởi trong hạt mã đề chứa psyllium, một loại chất xơ thường được sử dụng làm thuốc nhuận tràng tự nhiên vì nó hấp thụ nước khi di chuyển qua đường tiêu hóa. Phần lá mã đề cũng có thể làm chậm chuyển động của đường tiêu hóa, điều này có thể thúc đẩy nhu động ruột đều đặn và giúp điều trị tiêu chảy.
Ngoài ra, cây mã đề còn hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa như bệnh viêm ruột (IBD), có thể gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy.
Những điều lưu ý khi sử dụng cây mã đề
Một số người có thể gặp tình trạng dị ứng, sốc phản vệ… khi sử dụng cây mã đề với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi và phản ứng da. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn tới nguy cơ đe dọa tính mạng.
Nên lưu ý không sử dụng cây mã đề quá thường xuyên hay sử dụng với mục đích giải khát, do mã đề có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.
Phụ nữ đang trong thời thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu được các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng nước mã đề, nguyên nhân là do chúng có thể dẫn đến sảy thai.
Tuyệt đối không sử dụng nước mã đề với các đối tượng thận yếu hay suy thận mạn tính.
*Nguồn: Sohu, Healthline…
Phụ nữ số