Một loại gia vị đặc trưng của Việt Nam bất ngờ được người Úc cực mê mẩn, xuất khẩu tăng vọt 100% trong 7 tháng đầu năm
Ảnh minh họa
Đây là loại gia vị truyền thống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt.
- 28-09-2023Được mùa được giá, 'hạt vàng' của Việt Nam đang được một quốc gia châu Phi cực ưa chuộng, xuất khẩu tăng hơn 3.000% trong 8 tháng đầu năm
- 26-09-2023Giá lao dốc, một mặt hàng của Việt Nam đang được Brazil liên tục gom mạnh, xuất khẩu tăng 3.000% trong 8 tháng đầu năm
- 25-09-2023Hồng Kông (Trung Quốc) gom mạnh một mặt hàng chủ lực của Việt Nam với giá rẻ kỷ lục, Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 6 thế giới
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Úc có dấu hiệu phục hồi khi tăng 13,4% so với tháng trước và tăng 3,04% so với tháng 8/2022, đạt 29,24 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Úc đạt 197,67 triệu USD, giảm 20,16% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia 7 tháng đầu năm 2023 đạt
23,5 nghìn tấn, trị giá 169,4 triệu USD, giảm 16,7% về lượng và giảm 23,1% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2022.
7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Úc giảm so với cùng kỳ năm 2022 như tôm đông lạnh, cá tra đông lạnh, cá chẽm đông lạnh, mực đông lạnh, cá đục đông lạnh…, trong khi xuất khẩu cá đông lạnh, cá ngừ đông lạnh, bạch tuộc đông lạnh, cá gáy đông lạnh, ba khía… tăng.
Trong đó, nước mắm cá là một trong những mặt hàng ghi nhận lượng xuất khẩu tăng đột biến. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2023, khu vực này nhập khẩu 314,8 tấn nước mắm, đạt trị giá 385 triệu USD, tăng 103,8% về lượng nhưng giảm 4,1% về giá trị.
Mặc dù có bờ biển dài, nhưng Úc vẫn là nước nhập khẩu ròng hải sản do thủy sản của Úc chủ yếu là các sản phẩm có giá trị cao như tôm hùm đá, các loài cá ngừ cao cấp và bào ngư, đây cũng là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Úc, trong khi nhập khẩu phần lớn các sản phẩm có giá trị thấp hơn như cá đóng hộp và philê đông lạnh.
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, sản lượng nước mắm bình quân của Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 380 triệu lít. Tính trung bình người Việt Nam ăn nước mắm khoảng 3,9 lít/người/năm.
Về số lao động trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh nước mắm cả nước có hơn 4.200 cơ sở. Nghề làm nước mắm đã tạo công ăn việc làm và sinh kế cho gần 1 vạn lao động trực tiếp và hàng triệu ngư dân khai thác, thu mua thủy sản, làm muối ven biển.
Mặt hàng này không chỉ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới, mở ra cánh cửa quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam với bạn bè quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia và doanh nghiệp.
Tại tỉnh Bình Thuận, nguồn cá cơm tươi ngon cùng vị muối biển đặc trưng theo tỷ lệ 3 cá 1 muối đã làm nên những giọt nước mắm khác biệt. Mỗi năm số lượng sản phẩm được giới hạn vì phụ thuộc nguồn lợi tự nhiên. Từ chất lượng này, cuối năm 2022 một doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm nước mắm cốt nhĩ truyền thống sang Úc.
Về xuất khẩu, bình quân cả nước đạt tỷ lệ khoảng 12,6% so với tổng sản lượng; tập trung ở một số thị trường như: Châu Á (chiếm hơn 54%), châu Úc (18%), châu Âu (13%), châu Mỹ (13%). Tổng kim ngạch xuất khẩu nước mắm năm 2021 đạt 28,53 triệu USD (tăng 21,7% so với 2020).
Đây là những tín hiệu đáng mừng cho thấy ngành hàng nước mắm của Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Nhịp sống thị trường