MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một loại nguyên liệu vàng từ Trung Quốc đổ bộ giúp Việt Nam hốt bạc từ Tây sang Đông, trị giá nhập khẩu sắp cán mốc 10 tỷ USD

02-11-2023 - 06:01 AM | Thị trường

Kể từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã chi gần 10 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc.

Một loại nguyên liệu vàng từ Trung Quốc đổ bộ giúp Việt Nam hốt bạc từ Tây sang Đông, trị giá nhập khẩu sắp cán mốc 10 tỷ USD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu vải các loại về Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt hơn 1,09 tỷ USD, tăng 1,5% so với tháng trước đó. Tính đến hết tháng 9/2023, nước ta nhập khẩu vải với trị giá hơn 9,57 tỷ USD, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong số các nhà cung cấp, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải lớn nhất cho Việt Nam, đồng thời tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong tháng 9, nhập khẩu vải từ thị trường Trung Quốc đạt hơn 723 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước đó. Hết quý 3, Trung Quốc thu hơn 6,09 tỷ USD nhờ xuất khẩu vải sang Việt Nam, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng đến 63%.

Một loại nguyên liệu vàng từ Trung Quốc đổ bộ giúp Việt Nam hốt bạc từ Tây sang Đông, trị giá nhập khẩu sắp cán mốc 10 tỷ USD - Ảnh 2.

Bên cạnh Trung Quốc, 2 thị trường đang cung cấp nhiều vải nhất cho Việt Nam phải kể đến Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Đối với Hàn Quốc, nước ta đã chi hơn 1,11 tỷ USD nhập khẩu vải, giảm 15,28% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 11,67%.

Xếp thứ 3 là Đài Loan (Trung Quốc), nước ta nhập khẩu từ thị trường này 1,02 tỷ USD cho mặt hàng vải, giảm 29% và chiếm tỷ trọng 10,64%.

Một loại nguyên liệu vàng từ Trung Quốc đổ bộ giúp Việt Nam hốt bạc từ Tây sang Đông, trị giá nhập khẩu sắp cán mốc 10 tỷ USD - Ảnh 3.

Vải là một trong những loại nguyên liệu quan trọng phục vụ cho ngành dệt may của Việt Nam – ngành hàng xuất khẩu tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm, mặt hàng này của Việt Nam đã thu về hơn 25,09 tỷ USD với Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng lần lượt là 44%; 11% và 10%. Tuy nhiên vải sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu, khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 10 tỷ USD vải các loại.

Trung Quốc là một quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới, do đó đã có truyền thống sản xuất vải từ lâu đời, nhất là vải lụa vốn đã là thứ vải thượng hạng từ thời xa xưa. Vải Trung Quốc được ưa chuộng đến mức mà các lái buôn từ châu Âu đã nô nấp cập bến để nhập về, tạo nên “Con đường tơ lụa” trứ danh nối từ các vùng của Trung Quốc sang Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận lãnh thổ châu Âu.

Bước sang năm 2023, trong tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 5 tỷ mét vải quần áo. Khối lượng sản xuất dệt may hàng tháng luôn ở mức trên 3 tỷ mét. Các cụm nhà máy sản xuất vải và hàng dệt may tại Trung Quốc tập trung tại các tỉnh thành duyên hải miền đông, tại Triết Giang, Giang Tô, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Bắc, Quảng Châu, Trường Giang.

Những tỉnh, thành phố này thích hợp nhất để đặt nhà máy dệt may do các yếu tố giao thông thuận lợi, gần các thành phố lớn, gần cảng trung chuyển lớn đi thế giới.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên