Một loại nông sản của Canada đang đổ bộ vào Việt Nam với giá rẻ kỷ lục, nhập khẩu tăng hơn 3.000% trong 7 tháng đầu năm
Việt Nam đã chi hơn 100 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm.
- 21-08-2023Xuất khẩu một mặt hàng sang Trung Quốc thu về hơn 1 tỷ USD chỉ trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam nắm sản lượng đứng thứ 3 thế giới
- 18-08-2023Một loại nông sản của Lào đang đổ bộ Việt Nam dù giá tăng chóng mặt: Nhập khẩu tăng gần 400% trong 7 tháng đầu năm dù sản lượng Việt Nam cao gấp gần 9 lần
- 17-08-2023Một quốc gia châu Á bất ngờ rao bán dầu thô giá rẻ hơn cả Nga, Trung Quốc nhanh tay nhập khẩu phá kỷ lục trong vòng 10 năm
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu lúa mì của Việt Nam trong tháng 7 đạt 334.021 tấn với trị giá hơn 111,2 triệu USD, giảm 25,3% về lượng và giảm 26% về trị giá so với tháng 6/2023. Tính chung trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 1,003 tỷ USD để nhập khẩu lúa mì với sản lượng hơn 2,8 triệu tấn, tăng 8,7% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong số các thị trường cung cấp lúa mì của Việt Nam, Úc là thị trường lớn nhất với hơn 2,1 triệu tấn trong 7 tháng đầu năm với trị giá hơn 737 triệu USD, tăng 17,4% về lượng và tăng 7,23% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên,Canada mới là thị trường chứng kiến lượng nhập khẩu tăng mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm. Cụ thể trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 68,9 triệu USD để nhập khẩu lúa mì từ Canada với 165.986 tấn, tăng mạnh 3.000% về lượng và tăng 2.603% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Đây cũng là nhà cung cấp lớn thứ 4 của Việt Nam với thị phần 6% về lượng và 6,8% về trị giá trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tăng mạnh so với thị phần chỉ 0,44% về lượng và 0,52% về trị giá trong cả năm 2022.
Về giá nhập khẩu, trung bình trong 7 tháng đầu năm Việt Nam chi 417 USD/tấn để nhập khẩu lúa mì từ Canada, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,93 triệu tấn, tương đương gần 1,52 tỷ USD, giảm 12,6% về khối lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch so với năm 2021, giá trung bình đạt 385,3 USD/tấn, tăng 30,4%. Cũng trong năm 2022, Canada cung cấp cho Việt Nam 17.166 tấn lúa mì, thu về hơn 7,8 triệu USD, giảm mạnh 53,87% về lượng và giảm 26,35% về giá so với năm 2021.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ tới được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 789,8 triệu tấn nhờ vụ mùa lớn hơn ở Argentina, Canada, Trung Quốc, EU và Ấn Độ bù đắp một phần sự sụt giảm đáng kể ở Australia, Nga, Ukraine và Kazakhstan. Dự báo mức tiêu thụ thế giới là 791,7 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với niên vụ 2022/23 do tiêu thụ làm thức ăn chăn nuôi giảm. Nguồn cung thức ăn chăn nuôi lớn hơn vào năm 2023/24 khiến lúa mì kém cạnh tranh hơn.
Tồn kho lúa mì toàn cầu cuối niên vụ dự báo sẽ đạt 264,3 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ niên vụ 2014/15. Điều này có thể hỗ trợ giá lúa mì duy trì đà tăng trong nửa cuối năm 2023. Bên cạnh đó, việc Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc biển đen cũng tác động lớn đến giá lúa mì trong nửa cuối năm.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư
- "Cá tỷ đô" của Việt Nam được Mỹ, Trung Quốc cực mê vì vừa rẻ vừa ngon: thu về 1,7 tỷ USD, sản lượng dẫn đầu thế giới