Một loại thép của Hoa Sen, Nam Kim, Hòa Phát, Tôn Đông Á… tiếp tục bị Thái Lan gia hạn chống bán phá giá, mức thuế tối đa lên đến 60%
Cục Phòng Vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Cục Ngoại thương Thái Lan (DFT) vừa ban hành kết luận cuối cùng trong 2 vụ việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam.
- 10-06-2023Xe điện VinFast sắp “debut” trong ngành xe ôm công nghệ, đấu với Grab, Gojek ra sao?
- 10-06-2023Xe điện cỡ nhỏ ngày càng hot: Một ông lớn ngành xe vừa cho ra mắt siêu phẩm kích thước tương tự VinFast VF e34, một thông số sánh ngang xe Lamborghini, Ferrari
- 10-06-2023Honda Vision bất ngờ tăng giá trở lại, chênh lệch lớn so với giá niêm yết
Ngày 7/6/2023, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương Thái lan (DFT) ban hành kết luận cuối cùng trong 2 vụ việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam, cụ thể như sau:
Đối với thép phủ màu:
Đối với sản phẩm thép phủ màu (painted hot dip galvanized of cold rolled steel and painted hot dip plated or coated with aluminium zinc alloys of cold rolled steel – PPGI/PPGL), sau quá trình rà soát, DFT quyết định chấm dứt lệnh áp thuế CBPG đối với sản phẩm này.
Với thép phủ màu, danh sách các nhà xuất khẩu của Việt Nam gồm Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Thép Nam Kim, Công ty TNHH một thành viên Tôn Hòa Phát, Công ty cổ phần Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, Công ty cổ phần Maruichi Sun Steel, Công ty cổ phần Tôn Đông Á, Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam, Công ty cổ phần Tôn mạ màu Fujiton.
Đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm:
Đối với sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm (certain hot dip plated or coated with aluminium zinc alloys of cold rolled steel - GL), sau quá trình rà soát, DFT quyết định gia hạn biện pháp CBPG đối với sản phẩm này trong thời hạn 5 năm.
Với thép mạ hợp kim nhôm kẽm, danh sách các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam được nêu tên bao gồm Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Thép Nam Kim, Công ty TNHH một thành viên Tôn Hòa Phát, Công ty cổ phần Tôn mạ Vnsteel Thăng Long, Công ty cổ phần Maruichi Sun Steel, Công ty cổ phần Tôn Đông Á, Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty Thép Miền Nam.
Trước đó, ngày 31 tháng 3 năm 2022, DFT đã thông báo khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ để xem xét việc tiếp tục hoặc không tiếp tục áp dụng lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm nêu trên.
Theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá, lệnh áp thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng tối đa trong 05 năm và hàng năm các thành viên có thể tiến hành rà soát mức thuế áp dụng trên cơ sở có yêu cầu chính thức từ phía các bên liên quan hoặc cơ quan điều tra thấy cần thiết.
Trước đó, ngày 18/9/2015, Bộ Ngoại thương Thái Lan đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với hai sản phẩm thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu của Việt Nam.
Cho đến 25/3/2017, DFT ban hành quyết định cuối cùng, quyết định áp thuế chống bán phá giá từ 4,3% đến 60,26% đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm và từ 6,2 - 40,49% đối với thép phủ màu nhập khẩu từ Việt Nam.
Nhịp sống thị trường