MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một phân khúc bất động sản tưởng bật tăng sau dịch Covid 19, ai ngờ tình thế đảo ngược nhìn “xót xa”

04-07-2023 - 16:39 PM | Bất động sản

Một phân khúc bất động sản tưởng bật tăng sau dịch Covid 19, ai ngờ tình thế đảo ngược nhìn “xót xa”

Hàng loạt mặt bằng thương mại, mặt bằng nhà phố cho thuê bị bỏ trống. Người thuê rời bỏ những mặt bằng lớn, có vị trí đắc địa với mức giá thuê cao để chuyển sang các mặt bằng nhỏ hơn, vị trí ở xa trung tâm hơn nhằm tiết giảm chi phí.

Thị trường cho thuê mặt bằng nhà phố, mặt bằng bán lẻ được kì vọng sẽ bật tăng trở lại sau dịch Covid-19. Thế nhưng, những khó khăn về kinh tế đã và đang gây ra những tổn thất lớn cho các ngành dịch vụ, sản xuất kinh doanh… Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường cho thuê nhà phố, mặt bằng bán lẻ. Những tuyến đường tại trung tâm Tp.HCM và lân cận liên tục treo biển cho thuê khiến ai nhìn vào cũng “xót xa”.

Sau dịch Covid-19, thị trường cho thuê mặt bằng được kì vọng: Giá cho thuê mặt bằng phục hồi; Gia tăng nhu cầu trải nghiệm, đặc biệt sau thời gian bị hạn chế vì các quy định chống dịch, và kỳ vọng về kinh tế tiêu dùng phục hồi sau dịch; Sau đại dịch, chuỗi mặt bằng thương mại được mở rộng, tăng quy mô, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đón đầu làn sóng kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Thế nhưng, thực tế từ cuối năm 2021 chỉ có giá cho thuê căn hộ ở có xu hướng tăng, còn giá mắt bằng thương mại đi ngang, thậm chí là giảm.

Kinh tế khó khăn, xu hướng chi tiêu hàng hóa tập trung vào nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu; giảm thu nhập, mất việc làm, thiếu đơn hàng.

Hiện tại, mặt bằng thương mại, mặt bằng nhà phố cho thuê bị bỏ trống rất nhiều. Người thuê rời bỏ những mặt bằng lớn, có vị trí đắc địa với mức giá thuê cao để chuyển sang các mặt bằng nhỏ hớn, vị trí ở xa trung tâm hơn nhằm tiết giảm chi phí thuê mặt bằng và chi phí vận hành.

Một phân khúc bất động sản tưởng bật tăng sau dịch Covid 19, ai ngờ tình thế đảo ngược nhìn “xót xa” - Ảnh 1.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý Bộ phận Cho thuê Bán Lẻ Savills Tp.HCM cho hay, hàng năm, mỗi nhãn hàng đều đã lên sẵn kế hoạch kinh doanh của mình. Việc điểm bán hàng được mở ra hay đóng lại cũng đều được sắp xếp từ cuối năm trước đó.

Đối với một nhãn hàng, khi mô hình kinh doanh của họ chưa đạt được hiệu quả như mong đợi hoặc do làn sóng thay đổi để thích nghi của các nhà hàng dễn ra nhanh chóng (do thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam thay đổi ), việc đóng cửa các mặt bằng đắc địa cũng là điều có thể đoán trước.

Vòng đời của một thương hiệu trong ngành F&B thường không quá dài. Các nhãn hàng luôn phải chủ động cải tiến, sáng tạo để mang đến trải nghiệm mới cho khách hàng thì mới có thể phát triển bền vững. Sau khi đạt được thành công ở Tp.HCM, họ thường sẽ mở rộng cơ sở đến thị trường Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.

Còn với một số nhãn hàng, sau khi đã đạt được mục tiêu quảng bá thương hiệu nhờ mặt bằng đắc địa, họ sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là cắt bớt chi phí thuê. Đồng thời, họ mở rộng cửa hàng ở các khu vực bán trung tâm để tiết giảm chi phí thuê mặt bằng mà vẫn giữ vững hiệu quả kinh doanh.

Thế nhưng, tình trạng ghi nhận tình trang trả mặt bằng cho thấy, chủ yếu rơi vào các mặt bằng nhà phố cho thuê, trong khi các khối đế chung cư, mặt bằng bán lẻ trong trung tâm thương mại ghi nhận vẫn khá ổn định.

Báo cáo quý 2/2023 cua JLL chỉ ra, tại Tp.HCM nhu cầu mặt bằng bán lẻ trung tâm duy trì ổn định, tỉ lệ trống chỉ khoảng 0,9%.

Ở khu vực ngoài trung tâm, thị trường tiếp tục ghi nhận nhu cầu tốt, với mức hấp thụ thuần tổng cộng 8.039 m2. Các giao dịch thuê bởi các khách thuê chủ chốt (anchor tenant) như Uniqlo tại Aeon Celadon Tân Phú (1.680 m2) và Giga Mall (1.721 m2), trong khi Galaxy Cinema lấp đầy 2.440 m2 tại trung tâm thương mại Thiso Mall là các hoạt động thuê mới nổi bật.

Bên cạnh sự mở rộng mặt bằng của các khách thuê chủ chốt kể trên, các nhà bán lẻ như siêu thị Aeon vẫn tích cực tìm kiếm không gian bán lẻ ở các trung tâm thương mại ngoài trung tâm, dự kiến thúc đẩy hấp thụ thuần trong thời gian tới.

Trong quý, thị trường Tp.HCM không ghi nhận nguồn cung mới. Xu hướng chung của các chủ đầu tư lớn vẫn là cải tạo các trung tâm mua sắm hiện hữu.

Đáng chú ý, về giá thuê, giá thuê thuần tại trung tâm thương mại tăng mạnh lên 82,6 USD/m2/tháng, đánh dấu mức tăng trưởng 2% so với quý trước. Giá thuê thuần tại khu vực ngoài trung tâm tăng nhẹ 0,9% theo quý, đạt 36,0 USD/m2/tháng, được thúc đẩy do một số trung tâm thương mại có hiệu suất hoạt động tốt tăng giá thuê.

Hạ Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên