Một sự kiện 4 nghìn tỷ USD sắp diễn ra, đây là lý do vì sao thị trường chứng khoán Mỹ thấp thỏm không yên
Sự kiện 4 nghìn tỷ USD này từng gây ra biến động chưa từng có cho Phố Wall và có thể sẽ khuấy đảo cả Phố Wall vốn đang trong trạng thái "trầm lắng" nhất trong 2 năm.
- 15-09-2023Cổ phiếu YG Entertainment sụt giảm sâu nhất trong gần 1 năm khi rộ tin Lisa (Blackpink) từ chối gia hạn hợp đồng
- 15-09-2023Cổ phiếu Arm bật tăng 25% trong phiên chào sàn Nasdaq, tỷ phú "liều ăn nhiều" trút bỏ gánh nặng sau loạt thương vụ đổ bể
- 15-09-2023Hé lộ bất ngờ về nơi chứa 99% lượng vàng của thế giới: Ai cũng đang đứng trên ‘núi vàng’ nhưng đưa lên mặt đất là điều ‘không tưởng’
Cả tuần vừa qua, các trader trên TTCK Mỹ đã “phớt lờ” mọi thông tin, từ số liệu lạm phát tăng nóng cho đến một đợt nâng lãnh suất khác đang tạo rủi ro suy thoái kinh tế ở châu Âu. Hiện tại, một sự kiện của thị trường quyền chọn 4 nghìn tỷ USD sắp diễn ra và quá khứ cho thấy nó từng gây ra tình trạng hỗn loạn chưa từng có. Nhiều người lo ngại quá khứ sẽ lặp lại trong bối cảnh Phố Wall đang ở trạng thái “trầm lắng” nhất trong 2 năm.
Bloomberg cho biết, sự kiện “triple witching”, tức là thời gian đáo hạn hàng quý của các quyền chọn cổ phiếu, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu và các hợp đồng quyền chọn chỉ số cổ phiếu, sắp diễn ra.
Cụ thể, vào ngày thứ 6 lần thứ 3 trong các tháng 3, 6, 9 và 12, một loạt quyền chọn sẽ đáo hạn đồng thời. Việc này buộc các trader phải chuyển đổi vị thế hiện tại hoặc đặt lệnh cho vị thế mới. Sự kiện lần này diễn ra cùng lúc với thời gian các chỉ số tham chiếu như S&P 500 tái cân bằng, một chất xúc tác khác cũng đẩy lượng giao dịch cổ phiếu lên cao hơn.
Dù Phố Wall đôi khi tỏ ra lo lắng thái quá về những mối rủi ro này, song sự kiện quyền chọn lại thường gây ra những biến động giá đột ngột. Ngoài ra, đà tăng giá của tháng 9 thường đi theo sau những đợt sụt giảm vào tuần tiếp theo.
Các tổ chức bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ mua và bán cổ phiếu để duy trì vị thế trung lập với thị trường. Bloomberg giải thích, việc họ thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu (thường được biết đến là chiến lược như gamma) được cho là nguyên nhân thúc đẩy đợt bán tháo hồi tháng 8 và cũng gây ra sự ảm đạm ở tháng này.
Rocky Fishman, nhà sáng lập công ty phân tích thị trường phái sinh Asym 500, cho hay: “Thị trường sẽ bớt biến động hơn trong 1-2 tuần tới.”
Ở phiên 14/9, S&P 500 tăng 0,8%, kéo dài chuỗi tăng không quá 1% mỗi ngày trong cả tháng qua. Mỗi phiên tăng giảm gần như đồng đều và chưa đến 10 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay mỗi ngày. Đây là chuỗi những ngày giao dịch ảm đạm chưa từng có kể từ tháng 10/2021.
Bất chấp diễn biến sụt giảm trong tháng 8 và đà hồi phục sau đó, Phố Wall vẫn chưa ghi nhận mức tăng ấn tượng nào. Trung bình động 50 ngày của S&P 500 chỉ ở khoảng 2% trong 27 ngày liên tiếp, dài nhất trong 6 năm.
Theo dự đoán diễn biến “theo mùa”, tuần tới sẽ là thời gian đáng lo ngại nhất với các trader của Phố Wall. Kể từ năm 1990, S&P 500 đã giảm 79% trong tuần sau sự kiện triple witching của tháng 9.
Tuy nhiên, động lực tăng giá trên thị trường vẫn có. Scott Rubner, giám đốc điều hành của Goldman Sachs, lưu ý rằng, nhóm nhà đầu tư tổ chức đang ngày càng lạc quan hơn. Họ bắt đầu nói về việc phân bổ nhiều tiền hơn vào cổ phiếu để chuẩn bị cho đợt hồi phục tiềm năng trong quý IV.
Nhìn chung, nhiều nhà đầu tư đã bỏ lỡ đợt tăng giá mạnh của năm 2023, khi họ ưu tiên tiền mặt và trái phiếu. Dữ liệu do Goldman tổng hợp cho thấy, từ tháng 1, các MMF đã thu hút được 1 nghìn tỷ USD, trong khi dòng inflow vào các quỹ trái phiếu đạt 236 nghìn tỷ USD và các quỹ cổ phiếu chỉ tăng 90 tỷ USD.
Theo Rubner, người đã nghiên cứu về dòng vốn trong suốt 2 thập kỷ, khi quý mới đến trong những tuần tới, nhà đầu tư cá nhân có thể sẽ rút vốn khỏi tiền mặt và chuyển sang cổ phiếu để bắt kịp nhịp sôi động của thị trường.
Ông cho biết trong một lưu ý: “Việc phân bổ vốn vào cổ phiếu vẫn ở mức thấp và nhà đầu tư đang muốn thu hẹp khoảng cách này vào tháng 10.”
Tham khảo Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường