MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một vị sếp tồi như cơn ác mộng tệ nhất của cánh nhân viên và đây chính là 5 kiểu cấp trên yếu kém và bất tài, khó lòng "phò tá" lâu dài

23-05-2019 - 21:31 PM | Sống

Nhiều nghiên cứu cho thấy mọi người cảm thấy bị kìm hãm dẫn đến muốn bỏ việc thường là do các nhà quản lý yếu kém.

Nghiên cứu của Gallup cho thấy 17% mọi người rời bỏ công việc của mình liên quan đến người quản lý hoặc môi trường làm việc chung. Theo James K. Harter, Tiến sĩ, nhà khoa học trưởng của Gallup về quản lý nơi làm việc, thực tế có ít nhất 75% lý do khiến nhân viên xin nghỉ việc là do ảnh hưởng của những ông chủ bất tài.

Sếp thiếu kinh nghiệm, hay chỉ đơn giản là vắng mặt, hoặc cả hai

Nếu người quản lý của bạn chưa từng làm công việc này trước đó, tất nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến cách họ quản lý cá nhân hay cả tập thể. Có lẽ vì chưa có kinh nghiệm lãnh đạo trước đây nên các nhà quản lý vẫn lúng túng trong công việc của mình, thậm chí còn làm cho tình trạng tồi tệ hơn. 

Thay vì kết nối với mọi người để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn thì họ lại chọn cách độc lập giải quyết và hạn chế giao tiếp với nhân viên. Một người sếp không tích cực giao tiếp với nhân viên có nghĩa là mối liên kết công sở không có, khi đó hiệu quả công việc kém và thậm tệ hơn là mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng ngày một xuống dốc theo. Đây là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo yếu kém.

Để cải thiện điều này, người quản lý nên giữ một quan điểm cởi mở để phản hồi và kết nối với nhân viên thoải mái hơn. Họ nên sẵn sàng lắng nghe những điều có thể giúp họ làm tốt hơn. Nếu không có sự chỉ trích mang tính xây dựng, họ sẽ không thể hoàn thiện bản thân.

Sếp không tôn trọng thời gian của bạn, có lẽ vì họ thiếu niềm tin 

Giáo sư Đại học Stanford, Bob Sutton giải thích trong cuốn sách Hướng dẫn sinh tồn Asshole của mình rằng mọi người thực sự ít có khả năng đóng góp gấp ba lần ở cấp độ cao khi ông chủ của họ đối xử với họ không tốt. 

Điều này là do sự thiếu tôn trọng của sếp dành cho nhân viên làm cho động lực làm việc cống hiến cho tổ chức của nhân viên giảm đáng kể. Nếu sếp của bạn không tôn trọng thời gian của bạn ngay cả khi tan làm, vào cuối tuần và kỳ nghỉ, có khả năng bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thất vọng. Điều này cũng sẽ khiến bạn cảm thấy không được sếp tin tưởng vào khả năng làm việc của mình.

Để cải thiện điều này, các nhà quản lý nên hình thành thói quen hoàn thành công việc cho cấp dưới trong đúng thời gian làm viêc. Bằng cách này, họ có thể tôn trọng thời gian nghỉ của nhân viên.

Sếp không chịu lắng nghe ý kiến

Khi có những rắc rối hoặc thắc mắc liên quan tới công việc, lãnh đạo luôn là nguồn thông tin đảm bảo nhất đối với nhân viên, họ sẽ giúp đỡ nhân viên giải quyết khó khăn, tập trung vào công việc và mang lại hiệu quả công việc cao nhất.

Nếu người quản lý của bạn nói nhiều nhưng lại nghe rất ít, có thể là do họ không quan tâm hoặc không có thời gian để có một cuộc trò chuyện từ hai phía. Giao tiếp hiệu quả có nghĩa là có thể nói rõ nhu cầu của bạn và cũng lắng nghe nhu cầu của người khác. Một người quản lý không thể làm điều đó là một người giao tiếp không hiệu quả và thể hiện là một nhà lãnh đạo yếu kém.

Để cải thiện điều này, các nhà quản lý có thể thực hành lắng nghe tích cực. Họ có thể gọi nhân viên tham gia các cuộc họp trực tiếp để đảm bảo tất cả mọi người đều hiểu vấn đề và họ có thể chia sẻ các câu hỏi và phản hồi kịp thời đồng thời đảm bảo rằng các vị sếp đang nghe thấy nhu cầu của nhân viên.

Sếp luôn che giấu các thông tin có thể ảnh hưởng tới nhân viên 

Một vị sếp tồi như cơn ác mộng tệ nhất của cánh nhân viên và đây chính là 5 kiểu cấp trên yếu kém và bất tài, khó lòng phò tá lâu dài - Ảnh 1.

Một người quản lý yếu kém không chia sẻ thẳng thắn các thông tin quan trọng có thể ảnh hưởng đến nhân viên của họ. Trong một nghiên cứu dài ba thập kỷ với 3.100 người đàn ông, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim và thậm chí tử vong của công nhân tăng lên vì phải làm việc dưới trướng của vị sếp luôn che giấu các thông tin quan trọng.

Để thay đổi điều này, các nhà quản lý cần nỗ lực nhiều hơn trong việc chia sẻ thông tin quan trọng và giữ minh bạch với nhân viên của họ. Tất nhiên, không phải ai cũng cần biết tất cả mọi thứ, nhưng điều quan trọng là nhân viên luôn bám sát các vấn đề liên quan đến họ.

Sếp không đưa ra lời khen ngợi thích đáng

Một vị sếp tồi như cơn ác mộng tệ nhất của cánh nhân viên và đây chính là 5 kiểu cấp trên yếu kém và bất tài, khó lòng phò tá lâu dài - Ảnh 2.

Một cuộc khảo sát nhân viên của BambooHR đã yêu cầu hơn 1.000 nhân viên tại Hoa Kỳ đánh giá 24 "cách cư xử điển hình của sếp" từ "hoàn toàn chấp nhận được" đến "hoàn toàn không thể chấp nhận được". Và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hành vi tồi tệ nhất mà một ông chủ có thể có ở nơi làm việc là chiếm lấy sự vinh danh xứng đáng của nhân viên. 

Trên thực tế, 63 phần trăm số người được hỏi trong cuộc khảo sát đã đồng ý hoặc thừa nhận rằng đây là điều mà họ sẽ xem xét bỏ đi.

Thật ngạc nhiên, phụ nữ nhận thấy việc sếp của họ không khen ngợi thích đáng là điều thậm tệ hơn hết. Với 71% trong số họ gọi đó là hành vi tồi tệ nhất mà ông chủ có thể có. Điều này có thể là vì phụ nữ luôn đấu tranh để giành lấy sự công nhận trong công việc. 

Trong một nghiên cứu được công bố trên Bản tin tâm lý xã hội và cá tính, các nhà nghiên cứu Michelle C. Haynes và Madeline E. Heilman nhận thấy rằng phụ nữ khó tin tưởng vào sự tín nhiệm dành cho mình khi làm việc trong môi trường tập thể.

Để thay đổi điều này, các nhà quản lý có thể thực hiện một công việc tốt hơn trong việc đưa ra lời khen ngợi thích đáng. Họ có thể bắt đầu bằng cách làm cho vai trò trong nhóm hoạt động rõ ràng, điều này sẽ giúp phụ nữ dễ dàng chấp nhận hơn. Và, ngay cả khi vai trò của phụ nữ không rõ ràng, các nhà quản lý nên cố gắng thừa nhận sự đóng góp của phụ nữ trong thành công của công ty.

Nguyễn Nguyễn

Business insider

Trở lên trên