MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mù quáng sống theo đám đông, trở thành bản sao vô nghĩa của người khác: Căn bệnh nguy hiểm đang bào mòn cuộc đời nhiều người trẻ!

08-02-2020 - 14:54 PM | Sống

Ngay cả khi 50.000 người cho rằng điều ngu ngốc là đúng, thì điều ngu ngốc này sẽ không chuyển từ sai sang đúng được. Vậy nên, hãy dụng trí suy nghĩ, cân nhắc chứ đừng mù quáng chiều lòng số đông.

-01-

Gần đây, Hân Nam ngày càng trở nên quá đáng và khiến người khác ngứa mắt. Trước đây, anh từng dành 30 phút mỗi ngày để chạy bộ hoặc nghiên cứu những cuốn sách và video clip về chủ đề mà anh quan tâm. Nhưng bây giờ hễ vừa về nhà sau giờ làm việc, Nam liền ôm điện thoại suốt đêm để chơi game với các đồng nghiệp của anh ấy. Nghe giọng nói la hét khi anh ta chơi game, Tiểu Hà, bạn gái anh phàn nàn thì anh ta liền phản biện rằng: "Do anh mới được chuyển sang bộ phận mới nên đây là cách mà anh làm quen với đồng nghiệp. Em chẳng biết cái gì cả. Khi anh cần, chỉ cần nói một tiếng thì họ sẽ giúp anh thôi."

Ngày nay, văn hóa tập thể là phổ biến và nhóm nào càng đông thì càng vui. Vậy nên, không tương đồng quan điểm thì chơi với nhau sẽ không thoải mái, không đồng nhất. Do định kiến này, rất nhiều thanh niên phải "giả vờ hợp gu với số đông".

Bạn muốn đến thư viện để học vào cuối tuần, nhưng bạn cùng phòng của bạn đang chơi game và yêu nhau. Để không bị cô lập, bạn phải hòa nhập vào cuộc sống của họ và nhìn những cảnh chướng mắt mỗi ngày mà không thể thốt nên lời. Bạn muốn đọc sách cùng đám bạn nhưng chúng bạn lại thích đi buôn dưa tại quán trà sữa. Bạn chọn đi trà sữa, bạn nghe lời như một đứa trẻ mà không thể làm gì khác được vì sợ bị tẩy chay. Rõ ràng là một mình sống tốt hơn bất kỳ ai khác nhưng lại lo bị người đời gọi là "ế thâm niên" nên cô ấy chấp nhận đi xem mắt mù quáng để bằng bạn bằng bè, để không bị gọi là lập dị và để chứng minh bản thân mình không phải dạng gái ế.

Có một hiện tượng trong tâm lý học gọi là "hiệu ứng bầy đàn". Sau khi tiếp xúc một thời gian dài, bạn sẽ quen với nhóm mình, nhiều lúc bạn sẽ dần mất đi sự phán xét và trở thành nô lệ theo ý kiến tập thể.

Có câu nói: "Ngay cả khi 50.000 người cho rằng điều ngu ngốc là đúng, thì điều ngu ngốc này sẽ không chuyển từ sai sang đúng được". Bạn nghĩ rằng bạn đang ở trong một nhóm, tôn trọng ý kiến người khác là không sai nhưng không có chính kiến và thấy đông thì theo cũng giống như bị đồng hóa. Một số người nói rằng trong một môi trường tồi tệ, điều này có một từ đồng nghĩa - lãng phí thời gian.

Thời gian là công bằng nhất và mọi người chỉ có 24 giờ mỗi ngày, bạn làm gì đó là quyền của bạn. Nhưng khi bạn dành thời gian "sống theo người khác" thì bạn chỉ có ít thời gian hơn cho việc cải thiện bản thân. Khi bạn ở trong một nhóm đông người, liệu bạn có thực sự thích điều đó không hay bạn đang giả vờ làm vừa lòng người khác?

Chẳng hạn như việc nhóm bạn sắp đi du lịch, bạn thì thích đi về quê để tận hưởng cuộc sống yên bình nhưng hội "con nhà giàu" nhóm bạn lại thích ra nước ngoài du lịch. Dù điều kiện không cho phép nhưng bạn vẫn cố thắt lưng buộc bụng và vay mượn khắp nơi để đi cho có tụ. Bạn sợ nhóm biết gia cảnh nên cố gắng gật đầu để mua đồ hiệu đắt tiền cho bạn bè nở mặt và người khác không chê cười họ. Bạn cố buộc mình trở thành bản sao của nhóm, số đông nói gì nghe nấy, cái gì cũng không góp ý, răm rắp tuân lệnh như vậy có dễ chịu không?

Mù quáng sống theo đám đông, trở thành bản sao vô nghĩa của người khác: Căn bệnh nguy hiểm đang bào mòn cuộc đời nhiều người trẻ! - Ảnh 1.

-02-

Để hợp gu số đông, có bao nhiêu người trẻ thậm chí đã tự kết liễu đời mình.

Dưới 'sức ép' của số đông, một số người đã quên đi những mưu cầu và mục tiêu của mình, đánh mất những phán đoán của chính mình và cuối cùng chỉ khiến cuộc sống ngày càng tồi tệ hơn.

Tác phẩm "Người Ukraina" có viết: "Khi mọi người tiếp cận nhóm, IQ bị giảm nghiêm trọng. Để được nhập bọn vào một nhóm, cá nhân sẵn sàng từ bỏ đúng sai và đánh đổi  IQ để có được cảm giác thân thuộc khiến người đó cảm thấy an toàn.

Sẵn sàng từ bỏ suy nghĩ vì mù quáng, gió chiều nào nghe chiều đó là một việc làm ngu ngốc, chúng ta sinh ra đều có trí tuệ, hãy dụng trí suy nghĩ, cân nhắc chứ đừng để bị mang tiếng là 'ăn theo'.

Tôi đã đọc một bài chia sẻ như sau:

Anh ta có một người bạn cùng phòng thức dậy lúc 6:00 mỗi sáng và ngồi nghe bản tin tiếng anh và anh làm như vậy đều đặn trong ba năm. Sau khi tốt nghiệp, người khác thì làm công chức hoặc kinh doanh. Chỉ có anh dấn thân vào làm tiếp viên hàng không. Nhờ yêu nghề, dám quyết định khác biệt, anh đã đi qua bao nhiêu nước trong khi bạn bè anh chỉ được ngồi ở nhà và ước ao. Sau 5 năm, anh trở về nước và đầu quân cho một công ty để tìm kiếm cơ hội và tìm được một đối tác chuyên nghiệp. Sau vài năm kiếm tiền, anh mua một căn hộ nhỏ gần côg ty và chưa kết hôn.

Anh ta bay ra nước ngoài vào mỗi kỳ nghỉ và tiếp tục hành trình tham quan các nước của mình. Nhìn anh ta, chắc hẳn ai cũng đem lòng ngưỡng mộ. Còn nhìn lại nhóm của chúng ta trông nhàm chán như thế nào: Không động viên nhau cố gắng, ai cũng sống phung phí tuổi trẻ ở trường đại học, không chịu học ngoại ngữ, nghe lời số đông rằng cố tìm một công việc ổn định sau khi tốt nghiệp và cố gắng tiết kiệm tiền thì sẽ giàu, tưởng tượng rằng một ngày nào đó bản thân có thể đi du lịch khắp thế giới. Nhưng sau khi ra trường, chúng ta khá chật vật trong chuyện việc làm, lương bổng, thiếu kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ. Chúng ta cũng được đi du lịch như ai nhưng thay vì đi với bạn bè, chúng ta lại dẫn theo phiên dịch viên.

Để cảm nhận rõ sự khác biệt, hãy cùng nhìn lại những người dậy lúc 6 giờ sáng của 10 năm trước, những người đã trải qua độ tuổi của chúng ta. Hồi ấy, ai cũng đến lớp sớm mỗi ngày bất kể những lời trêu chọc, lạnh lùng của người khác. Họ chỉ im lặng và tiếp tục làm việc chăm chỉ cho mục tiêu của họ.

Những người thực sự xuất sắc dường như có nhiều can đảm hơn để đi ngược dòng. Họ chỉ theo đuổi cảm xúc bên trong của chính mình, không sống theo cái miệng người khác, họ cố gắng chỉ để đưa ra những lựa chọn khiến họ không phải hối hận.

Mù quáng sống theo đám đông, trở thành bản sao vô nghĩa của người khác: Căn bệnh nguy hiểm đang bào mòn cuộc đời nhiều người trẻ! - Ảnh 2.

-03-

Ballley từng nói: "Dấu hiệu của sự trưởng thành là hiểu ra rằng 99% mọi thứ xảy ra với bạn mỗi ngày không có ý nghĩa gì với người khác." Bạn không cần phải từ bỏ những đặc điểm tính cách tốt đẹp vốn có và sở thích của bạn vì số đông. Hãy dành nhiều năng lượng cho bản thân, học cách bắt tay với sự cô đơn khi bạn bè tẩy chay vì bạn không theo ý họ thì bạn sẽ sống thoải mái hơn.

Không có ý kiến của ai là đúng hay sai mà chìa khóa chính là lắng nghe những suy nghĩ bên trong của bạn. Nếu bạn ép buộc bản thân phải phục vụ người khác và không dám làm những gì bạn thực sự thích vì sợ bị lạc lõng thì đây mới là vấn đề.

Có một tác giả đã nêu lên ý kiến của mình trong tác phẩm "Khóc trong mưa" như sau: "Tôi không còn giả vờ có nhiều bạn bè, nhưng tôi trở lại trong cô đơn và tôi bắt đầu cuộc sống một mình.

Đôi khi tôi không thể chịu được những cám dỗ của sự trống rỗng vì cô đơn, nhưng tôi thà duy trì lòng tự trọng của mình theo cách như vậy, chứ tôi không muốn trao đổi những đặc điểm tính cách của tôi chỉ vì số đông không thích điều đó".

Mỗi người sinh ra đều là một bản chính nên đừng chết như một bản sao. Hãy dụng trí suy xét vấn đề, nên làm gì và không nên làm gì. Đừng vì sợ không xứng, bị tẩy chay mà cắm đầu nghe theo số đông.

Theo Tịnh Kỳ

Trí thức trẻ

Trở lên trên