Mùa lạnh ăn lẩu ếch rất ngon nhưng có 4 nhóm người tốt nhất nên "nhịn miệng"
Đây là món ngon, có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng những nhóm người dưới đây được khuyên nên tránh ăn thịt ếch.
- 18-11-2023Đang ăn lẩu thì bếp từ phát nổ, 6 người gặp nạn: Nguyên nhân là thứ ai cũng có sẵn trong người
- 09-07-2023Bỏ việc lương 30 triệu đồng/tháng để dồn 1,3 tỷ đồng mở quán lẩu: Hoạt động 4 tháng đã phải đóng cửa, nợ nần ngập đầu, không có tiền trả nhân viên
- 26-06-2023Mở quán lẩu nhưng thu không đủ chi, chủ quán nhờ chuyên gia hiến kế "bán lẩu giá 3000 đồng": Tưởng lỗ to không ngờ thành công ngoạn mục, thu hơn 100 triệu đồng/ngày
Lẩu ếch: Món ăn ngon mùa lạnh, đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe
Vào những ngày lạnh giá, được xì xụp cùng gia đình bên một nồi lẩu ấm nóng thực sự vô cùng lý tưởng. Lẩu ếch chua cay là món ăn ngon được nhiều gia đình Việt lựa chọn. Món ăn này không chỉ hợp khẩu vị với nhiều người mà nó thực sự cũng rất bổ dưỡng.
Thịt ếch được ví "bổ như gà đồng". Theo y học cổ truyền, thịt ếch có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng, lợi tiểu, chữa cam, suy dinh dưỡng ở trẻ em, phiền nhiệt, hư lao, ngứa lở… Thịt ếch cũng giúp cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ ngon mỗi ngày. Thịt ếch rất tốt cho những trẻ hay ra mồ hôi trộm, biếng ăn, yếu mệt, chậm phát triển, hay ho, sốt.
Theo nghiên cứu khoa học, thịt ếch là loại thịt nhiều protein, chất béo, đường, canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie...
Dù ếch là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng nhược điểm lớn nhất của thịt ếch là dễ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh. Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội, ếch dễ nhiễm ký sinh trùng bởi vì chúng là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Nếu những ấu trùng sán từ ếch xâm nhập vào người sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu: Sán ký sinh ở mắt người sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi mắt, mí mắt... Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm chung quanh chỗ ký sinh trùng ký sinh. Thậm chí, sán có thể xâm nhập vào ruột, thận, não, ngực, phổi...
Chuyên gia cho hay, ếch nhiễm sán chỉ đáng sợ khi chúng ta ăn sống hoặc chế biến thực phẩm chín và sống không tách biệt, gây lây nhiễm chéo.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận lẩu ếch là món ngon, có nhiều giá trị dinh dưỡng, người tiêu dùng vẫn có thể tiêu thụ. Tuy nhiên, những nhóm người dưới đây được khuyên nên tránh ăn.
Những nhóm người không nên ăn lẩu ếch
1. Bệnh nhân mắc bệnh về đường tiêu hóa
Các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng... khi đó chức năng đường tiêu hóa của người bệnh sẽ bị suy yếu.
Trong khi thịt ếch là thực phẩm giàu protein, ăn nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu như chướng bụng, đau bụng, không có lợi cho việc phục hồi bệnh.
2. Người dị ứng với thịt ếch
Nếu người bệnh bị dị ứng với thịt ếch mà cố tình ăn lẩu ếch thì có thể bị dị ứng, phát ban, ngứa ngáy và các triệu chứng khó chịu khác. Trường hợp nặng có thể bị phù thanh quản, không tốt cho sức khỏe.
3. Bệnh nhân gút
Thịt ếch rất giàu purin, có thể làm tăng nồng độ axit uric ở bệnh nhân gút và làm nặng thêm tình trạng của họ. Vì vậy, người bệnh gút được khuyến cáo không nên ăn thịt ếch.
4. Trẻ em, bà bầu
Nhóm người này có hệ tiêu hóa và sức đề kháng không tốt... vì vậy không nên ăn nhiều thịt ếch để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Lưu ý quan trọng khi ăn lẩu ếch
- Đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn khi thịt ếch đã chín kỹ. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống.
- Khi sơ chế ếch bạn cần tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống kẻo lây nhiễm chéo.
- Sơ chế ếch cần làm sạch ruột và tách những đường gân chỉ trên đùi ếch để loại bỏ những ấu trùng sán ẩn ở bên trong trước khi chế biến thành món ăn.
- Cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm và chế biến đối với loại ếch nhập lậu không rõ nguồn gốc. Nên chọn mua ếch ở nơi uy tín, sạch sẽ.
Phụ nữ số