“Mức lương hiện nay của cán bộ viên chức không đủ sống, vì thế nên họ tìm cách có thêm thu nhập bằng các khoản chi khác”
“Website của Bộ Tài chính của Thụy Điển, của Pháp, của Hàn Quốc dài hơn 2.000 trang và các khoản thu, chi ghi rất chi tiết. Ví như chi phí cho Tổng thống đi máy bay ra nước ngoài họp là bao nhiêu tiền? Bao nhiêu người đi cùng?…”, TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ.
- 27-11-2018Du học sinh Pháp về nước khởi nghiệp tiết lộ bí quyết mời được kiến trúc sư Pháp về Việt Nam, dù trả mức lương chỉ bằng 1/10 các tập đoàn lớn
- 21-11-2018Điều quan trọng sau mức lương tiền tỷ của sếp DNNN là gì?
- 25-07-2018Mức lương tối thiểu vùng chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động
-
Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
-
Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023
- Nghị quyết số 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 vừa được Quốc hội ban hành có đề cập đến việc phải tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên. Vấn đề này đã được nhắc đến rất nhiều trong bối cảnh cơ cấu chi lớn hơn so với tổng thu, gây mất cân đối thu chi ngân sách. Xin ông chia sẻ về điều này?
+Chi thường xuyên của Việt Nam hiện lên tới 71% tổng chi ngân sách. Vừa rồi, theo Bộ Tài chính công bố thì chi thường xuyên giảm xuống còn 63,3%. Dẫu sao con số này cũng là quá lớn, bởi cộng thêm tỷ lệ chi để trả nợ là 24,5% thì hầu như không còn gì để chi đầu tư. Vì vậy chi đầu tư chủ yếu dựa vào vay.
Tôi cho rằng, tình trạng chi thường xuyên cao như vậy là không thể kéo dài, không bình thường. So với thế giới là không bình thường còn so với Việt Nam là quá lớn. Do vậy, cần phải đề nghị Chính phủ xem xét lại bộ máy Nhà nước và việc cấp tài chính cho chi thường xuyên.
Ngoài ra, nhược điểm rất lớn của chi ngân sách của chúng ta là thiếu công khai minh bạch, thiếu trách nhiệm giải trình. Vào website Bộ Tài chính của Thụy Điển, của Pháp, của Hàn Quốc thì dài hơn 2.000 trang và ghi rất chi tiết. Ví như chi cho việc Tổng thống đi máy bay ra nước ngoài họp hết bao nhiêu tiền? bao nhiều người đi theo?… Nếu chúng ta vào website Bộ Tài chính nước ta chỉ thấy có tổng thu, tổng chi và trong mục chi thì gồm có chi đầu tư, chi trả nợ, chi đầu tư…. Chính vì thiếu công khai, minh bạch, thiếu giải trình nên trong các khoản chi sẽ có nhiều khoản chi không hợp lý và không đem lại hiệu quả.
Ví như chi vào đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài mấy nghìn đoàn/năm. Vậy phải nêu rõ việc này đem lại hiệu quả gì? Có những đoàn đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài về không thấy báo cáo và không hiểu hiệu quả ra sao?
-Ông có nói về việc chi cho đi nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài quá nhiều. Vậy thời ông còn đương chức lãnh đạo tại Viện nghiên cứu và quản lý Trung ương có xảy ra tình trạng này không? Nếu có thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
+ Thời tôi còn làm việc, đến cơ quan phải xuất phiếu gạo để mua suất ăn trưa, ăn tối, ăn sáng. Không mua phiếu ăn thì không thể nào có chuyện ăn uống. Càng tiết kiệm trong việc chiêu đãi nhau, không có chuyện nhậu nhẹt. Tuy nhiên, sau đó chúng ta đã thay đổi rất phóng khoáng, tùy tiện. Chi mà không có hiệu quả.
Chúng tôi hồi bấy giờ đã rất tiết kiệm, chi tiêu chặt chẽ nhưng sau đó chúng ta đã đánh mất điều đó, rất đáng tiếc. Trên thế giới, các nước giàu có họ cũng chi tiêu rất chặt chẽ. Giàu có như Thụy Điển cũng rất tiết kiệm, các khoản chi đòi hỏi phải có chứng từ chặt chẽ…
Về trách nhiệm, tôi cho rằng, ai quyết định chi cho việc đi nghiên cứu ở nước ngoài thì phải chịu trách nhiệm. Người này phải chịu trách nhiệm về hành chính, chịu trách nhiệm về tài chính, hình sự… nếu sai. Nhưng thực tế, tôi chẳng thấy ai chịu trách nhiệm gì cả. Có nhiều khoản chi không hiệu quả, không có căn cứ, không được chuẩn bị nghiêm túc.
Trước tình hình bội chi kéo dài thì phải có biện pháp cơ bản, có hệ thống và phải chịu "đau" để sửa. Nếu chỉ sửa theo cách trang điểm, sửa để làm đẹp thì sẽ không hiệu quả gì, không giải quyết được tình hình ngân sách đang rất gay gắt hiện nay.
- Thời điểm này, Việt Nam gia nhập nhiều FTA, đồng nghĩa với việc thu từ xuất nhập khẩu sẽ giảm. Vậy theo ông, chúng ta cần phải làm thế nào để giảm chi thường xuyên một cách hiệu quả chứ không chỉ mang tính chất hô hào?
+ Chúng ta đã nhắc mãi về vấn đề chi thường xuyên rồi.
Tôi cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới khó giảm chi thường xuyên. Mức lương hiện nay của cán bộ viên chức không đủ sống, vì thế nên họ tìm cách có thêm thu nhập bằng các khoản chi khác. Đây là điều chúng ta cần phải phân tích, xem xét một cách rất cầu thị. Đặc biệt, phải có biện pháp tinh giản bộ máy.
Việc ban hành các văn bản nghị quyết về chi thường xuyên cũng rất cần thiết. Nhưng cần thiết hơn nữa là quy định trách nhiệm người đứng đầu, đây là trách nhiệm giải trình. Ngoài ra, Việt Nam chúng ta cũng cần có định mức chi chặt chẽ. Các nước họ làm vậy.
Theo tôi biết, các khoản chi cho công tác ngoại giao của đại sứ một số nước được quy định rất chặt chẽ. Tôi cũng từng được họ mời tiệc và họ cũng nói rõ rằng họ chỉ được phép tổ chức một bữa tiệc trong khuôn khổ mức tài chính theo quy định như vậy.
+ Xin cảm ơn ông!
Tổ Quốc