Muốn con khôn lớn trưởng thành cha mẹ hãy luôn nói “2 lời” này, trẻ sẽ ngày càng tự tin hơn
Khi cha mẹ giao tiếp với con cái, nên chú ý đừng dùng những từ ngữ gay gắt bởi trẻ con còn nhỏ và tâm hồn rất dễ bị tổn thương, một khi cha mẹ sử dụng ngôn từ quá bạo lực rất có thể sẽ khiến trẻ trở nên tự ti.
- 14-10-2022Từng bỏ nhà đi bụi vì nghiện game, con trai Jack Ma trưởng thành qua triết lý lạ của người cha tỷ phú
- 14-10-2022Những kiểu ăn ổi cực kì có hại, cần bỏ ngay kẻo rước bệnh vào người
- 13-10-2022Để đựng sách vở, tại sao ba lô của học sinh Nhật Bản có giá lên đến hàng chục triệu đồng?
- 10-10-2022Những lời khuyên trong việc nuôi dạy con cái cha mẹ nên lưu ý
- 07-10-20225 kỹ năng giao tiếp giúp mối quan hệ cha mẹ và con cái ngày càng tích cực
"Nếu con lại khóc, mẹ sẽ không cho con bất cứ thứ gì". Đó là câu cô Lâm thường hét lên với con trai mình mỗi khi con khóc. Đứa trẻ vô cùng hoảng sợ, sợ rằng người mẹ thật sự không thương mình nên càng khóc to hơn.
Một lần khác, con trai chưa kịp làm xong bài tập đã ngủ gục trên bàn. Thấy vậy, người mẹ liền xách tai đứa nhỏ lôi ra cửa rồi mắng mỏ thậm tệ. Đứa trẻ bị nhốt ngoài cửa ba bốn tiếng, đi chân đất, vừa khóc vừa đập cửa. Hàng xóm đến khuyên nhủ nhưng người mẹ vẫn không chịu cho con vào nhà, còn lớn giọng với mọi người: "Tôi là mẹ nên tôi có quyền dạy con!"
Thường xuyên bị mắng mỏ trước mặt đông người như vậy, đứa trẻ lúc nào cũng tự ti và luôn cúi gằm mặt khi nhìn thấy hàng xóm xung quanh.
Có thể thấy, cha mẹ dùng phương pháp giáo dục con cái sai lầm có thể sẽ khiến sự tự tin và lòng tự tôn của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều, dẫn đến trẻ không hạnh phúc và thay đổi tính cách.
Không nên dùng những từ ngữ bạo lực để giao tiếp với con
Trái ngược với trường hợp trên, một bà mẹ đơn thân, làm công việc giao đồ ăn nhanh, lại có cách cho con sự tự tin vô cùng đặc biệt. Đó là trao cho con cơ hội nhìn ngắm thế giới.
Khi mẹ quá bận không có thời gian chăm sóc, đứa trẻ sẽ cùng mẹ đi giao đồ ăn. Đứa con luôn niềm nở chào hỏi mọi khách hàng và không bao giờ cảm thấy thân phận của mình kém cỏi, càng không cho rằng người khác sẽ coi thường mình.
Một lần, trong một lần đi giao hàng muộn bị khách mắng, người mẹ nhỏ giọng hỏi đứa bé: "Con có cảm thấy xấu hổ khi phải đi giao đồ ăn với mẹ không?"
Đứa trẻ lắc đầu nguầy nguậy và an ủi mẹ: "Chúng ta dựa vào tay mình kiếm tiền, có gì đáng xấu hổ ạ." Người mẹ vừa vui mừng khôn xiết khi nghe con trai nói, vừa thấy sống mũi cay vì xót xa.
Sở dĩ đứa trẻ có thể nuôi dưỡng sự tự tin và có trái tim mạnh mẽ là do người mẹ đã đối xử rất tốt, đồng thời luôn sử dụng phương pháp giao tiếp, nói "không" với bạo lực trong nuôi dạy. Ngôn từ của cha mẹ chính là nguồn động lực cho trẻ. Những đứa trẻ tự tin cần phải luôn được khuyến khích.
Cha mẹ thường nói hai câu này với con, con sẽ tự tin và mạnh mẽ
Câu đầu tiên: "Con thật tuyệt, mẹ tự hào về sự xuất sắc của con"
Phương pháp giáo dục tiêu cực có thể dễ dàng khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không thương mình. Cho dù chỉ phóng đại những khuyết điểm của đứa trẻ trong chốc lát nhưng chúng sẽ ghi nhớ khoảnh khắc đó vào trái tim mãi mãi và cho rằng bản thân mình rất tệ, đặc biệt là trong lòng cha mẹ.
Những gì đứa trẻ có thể nhớ có lẽ là những lời trách móc mà mẹ đã nói vào lúc đó. Những đứa trẻ như vậy có xu hướng tự ti và có trái tim dễ bị tổn thương.
Ngược lại, nếu mẹ luôn nói với trẻ: "Con thật tuyệt, mẹ tự hào về sự xuất sắc của con." Khi đó, trẻ sẽ tìm thấy điểm sáng trong chính mình. Với sự động viên của người mẹ, đứa trẻ sẽ có một sự tự tin và một trái tim mạnh mẽ. Niềm tin đó sẽ đồng hành với trẻ trên con đường trưởng thành, hình thành tính cách.
Luôn luôn động viên sẽ khiến trẻ tự tin hơn
Câu thứ hai: "Mẹ sẽ luôn yêu con"
Nếu người mẹ thường dịu dàng bày tỏ tình yêu thương và sự chân thành với con, đứa trẻ sẽ cảm thấy mẹ thực sự yêu mình và quan tâm đến mình.
Ví dụ, mẹ có thể làm điều này để giao tiếp với con khi con vô tình ngủ quên làm bài tập về nhà. Trước tiên, hãy xoa dịu cảm xúc của trẻ, sử dụng cách giáo dục từ tốn thay vì la hét, và cố gắng giao tiếp với trẻ bằng những từ ngữ không bạo lực.
Mẹ có thể nói điều gì đó như: "Mẹ thấy con buồn ngủ và mệt mỏi. Nhưng hãy cố lên chút nữa nhé. Bây giờ mẹ đánh thức con, chúng ta cùng làm xong bài tập rồi mới đi ngủ. Con phải biết rằng mẹ rất thương con, mẹ mong con luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, có khó khăn gì thì mẹ sẽ cùng con giải quyết."
Trong cuộc đối thoại giữa cha mẹ và con cái, nếu cha mẹ nhẹ nhàng, lịch sự và có nguyên tắc thì trẻ sẽ dễ tiếp thu, vì nó khiến đứa trẻ cảm thấy được tôn trọng và yêu thương. Trẻ lớn lên trong môi trường như vậy thường tự tin, vui vẻ và sống một cuộc sống hạnh phúc.
Các bậc cha mẹ nên học cách giao tiếp với con, bởi vì những lời tốt đẹp từ cha mẹ có thể truyền đạt hiệu quả tới con cái, giúp giải quyết vấn đề hiện tại của trẻ và làm cho mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên hài hòa hơn.
Do đó, các bậc cha mẹ nên thay thế những lời cằn nhằn hàng ngày bằng những từ ngữ ngắn gọn; thay thế sự thờ ơ và bỏ mặc bằng sự đồng hành; thay thế sự so sánh mù quáng, sỉ nhục và nhạo báng bằng sự khích lệ và hướng dẫn đúng đắn; biết dịu dàng và cứng rắn đúng lúc.
Đó mới chính là cách nuôi dạy con cái khoa học, nhờ đó, trẻ sẽ hình thành sự tự tin, nâng cao cảm giác hạnh phúc và làm cho trái tim của trẻ mạnh mẽ hơn.
*Theo: Aboluowang
Phụ nữ Việt Nam