Muôn kiểu kết nối với khách hàng thời dịch corona: Nhà hàng vắng vẻ, đầu bếp live stream cách làm các món trong menu để khách làm tại nhà
Các doanh nghiệp Trung Quốc đã nghĩ ra những cách thức rất sáng tạo để tranh thủ xây dựng thương hiệu thời dịch corona bùng phát.
- 12-02-2020Dịch do virus Corona: Doanh nghiệp tìm cách ứng phó với việc thiếu nguyên liệu sản xuất
- 12-02-2020Nông sản thanh long ‘ứ đọng’ hơn 30.000 tấn trước dịch virus Corona: Nhiều doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tham gia giải cứu
Các công ty tiêu dùng tại Trung Quốc đã nghĩ ra những cách thức rất sáng tạo để phục vụ khách hàng và cải thiện hình ảnh thương hiệu của họ trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona bùng phát.
Khi mà các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải do số người nhiễm bệnh tăng lên liên tục thì các công ty như gã khổng lồ thực phẩm Pháp Danone và nhà sản xuất sữa công thức nội địa Feihe đã cho ra mắt dịch vụ tư vấn y tế trực tuyến để bệnh nhân có thể truy cập vào các dịch vụ y tế mà không cần rời khỏi nhà.
Citic Press Group – một nhà xuất bản đã tung ra 4.000 cuốn sách và audiobook miễn phí cho những nhân viên của họ đọc cho... đỡ buồn khi mà kỳ nghỉ Tết đã được kéo dài thêm theo yêu cầu của phía chính quyền.
Chứng kiến tình trạng vắng khách trong nhiều ngày, các chuỗi nhà hàng nổi tiếng như Meizhou Dongpo thì phát trực tiếp cảnh các đầu bếp của họ thực hiện những món ăn có trong thực đơn cho khách hàng những người yêu thích họ có thể tự làm tại nhà.
Xem thêm thông tin về dịch cúm Vũ Hán tại đây.
Biện pháp cách li tạm thời đã được thực hiện trên 80 thành phố tại gần 20 tỉnh kể từ khi chính phủ bắt đầu đưa ra lệnh cách ly tại Vũ Hán – nơi bùng phát dịch. Những biện pháp này đã dẫn tới việc ngừng hoạt động tạm thời của các rạp chiếu phim và nhà hàng cũng nhiều dịch vụ khác.
Các công ty trong nước và nước ngoài thì đóng góp hàng tỷ NDT để đóng góp cho các bệnh viện nhằm đối phó với dịch bệnh – thứ cướp đi mạng sống của hơn 1.000 cùng hơn 43.100 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn thế giới.
"Nhìn tích cực thì đây cũng là một cơ hội cho chúng tôi", theo Chen Hui – người phát ngôn của Feihe. "Người tiêu dùng ở nhiều nơi không thể nào đi ra ngoài vì vậy chúng tôi cung cấp cho họ những dịch vụ có ý nghĩa để giúp họ - cũng là giúp chúng tôi có thêm sự gắn kết với khách hàng".
Đến nay đã có trên 28.000 bác sỹ cung cấp hơn 1 triệu lượt tư vấn thông qua dịch vụ hỗ trợ y tế của Feihe.
Công ty cũng đóng góp 100 triệu NDT cho hoạt động từ thiện ở địa phương. Họ cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí tới tận nhà cho nhiều gia đình – những người không thể ra ngoài mua sản phẩm.
Danone – một nhà sản xuất sữa công thức khác ở Trung Quốc cũng vận chuyển tới tận nhà cho các gia đình ở Hồ Bắc và những nơi khác miễn phí. Nhân viên tại công ty đảm bảo cung cấp cho các nhà phân phối ở Hồ Bắc ổn định, dù là đường bị cấm và việc vận chuyển gặp khó khăn.
Khi dịch Sars bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2003, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ giảm 4,3% trong tháng 5 từ mức trên 8% vào tháng 3 trong khi đó tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 9,2% từ mức 11,1% trước đó.
Dịch virus corona được dự báo cũng tạo ra một cú sốc với nền kinh tế Trung Quốc. Các chuyên gia phân tích và kinh tế đã hạ dự báo GDP trong quý đầu tiên.
"Theo dự kiến của chúng tôi tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý đầu tiên có thể xuống thấp chỉ còn 4 – 4,5% so với dự đoán trước đó là 6%", Dong Chen – một chuyên gia kinh tế nói.
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai