Muốn làm lãnh đạo tốt thì... đừng thông minh quá
Trí thông minh giúp bạn trở thành một lãnh đạo tốt hơn nhưng chỉ đến một mức độ nào đó mà thôi.
- 30-10-2017Quan điểm của Jack Ma về 3 tố chất của người đứng đầu: "Nếu muốn có cuộc sống đơn giản, bạn không nên là một nhà lãnh đạo"
- 26-09-2017Dù luôn bận rộn với sự nghiệp chính trị, Barack Obama vẫn dành thời gian cho con cái và đây là bài học về lãnh đạo mà ông luôn dạy con
- 25-09-2017Vì sao cứ 10 tỷ phú giàu nhất thế giới có 1 người xuất thân làm sales, cứ 10 lãnh đạo công ty có hơn 8 ông đi lên từ bán hàng?
Theo một nghiên cứu mới do Đại học Lausanne thực hiện, những người thông minh nhất trong số chúng ta lại là những người lãnh đạo kém hiệu quả hơn.
Các nhà nghiên cứu đã mời 379 quản lý tầm trung làm việc tại các công ty tư nhân ở 30 nước (chủ yếu là các nước châu Âu), thuộc nhiều ngành khác nhau trong đó có ngân hàng, viễn thông, quản trị du lịch & khách sạn và bán lẻ.
Tuổi trung bình của những người tham gia nghiên cứu là 38 và 27% trong số đó là phụ nữ.
Họ phải trả lời một chuỗi câu hỏi điều tra tính cách và làm một bài test về trí thông minh có tên là Wonderlic Personnel Test.
Chỉ số IQ trung bình của những người tham gia là 111 – cao hơn một chút so với mức trung bình của người bình thường (100).
Sau đó các nhà nghiên cứu nói chuyện với 8 đồng nghiệp hoặc cấp dưới của mỗi nhà quản lý, và họ được yêu cầu đánh giá người quản lý này dựa trên chuỗi câu hỏi Multifactor Leadership Questionnaire. Đây là một bài test được sử dụng để xác định một người thể hiện các phong cách lãnh đạo khác nhau đến mức độ nào.
Họ nhận thấy rằng xét tổng thể, phụ nữ là những người lãnh đạo tốt hơn nam giới, và các lãnh đạo nhiều tuổi hơn nhìn chung khá hơn một chút so với những người trẻ.
Tuy nhiên, yếu tố dễ nhận thấy nhất ở tính hiệu quả của một nhà quản lý nhìn chung đều phụ thuộc vào trí thông minh và tính cách.
Bên cạnh những kết quả củng cố các kết luận của nhiều nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy có một sự tương quan hết sức tích cực giữa trí thông minh và khả năng lãnh đạo, nhưng chỉ đến điểm mốc là chỉ số IQ khoảng 120, từ điểm đó trở đi sự tương quan bắt đầu đảo ngược.
Các nhà nghiên cứu cho biết những lãnh đạo có IQ hơn 120 ghi được điểm thấp hơn ở bài test về khả năng lãnh đạo dẫn dắt biến đổi và thực hiện so với các ứng viên có IQ kém hơn.
Khi chỉ số IQ ở mức cao hơn 128, mối liên hệ giữa trí thông minh cao độ và khả năng lãnh đạo kém hiệu quả trở nên rõ rệt và đáng kể hơn.
Không phải là những lãnh đạo cực kỳ thông minh sử dụng các phương pháp và kỹ thuật quản lý tồi, mà là họ phải vật lộn khi sử dụng các phương pháp tối ưu.
Các nhà nghiên cứu không chắc tại sao những người thông minh nhất lại làm lãnh đạo kém hơn so với những người ít thông minh hơn, nhưng họ nghĩ rằng lý do có thể là bởi họ hay sử dụng cách nói phức tạp, không giỏi trong việc đơn giản hóa các nhiệm vụ và rất khó thấy được những gì người khác thấy là khó khăn và thử thách.
Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng họ không thể xác định một mức IQ lý tưởng cho một lãnh đạo vì điều đó có thể còn phụ thuộc vào chỉ số IQ của các cấp dưới.
Trí thông minh thực sự hữu ích cho khả năng lãnh đọa, nhưng nghiên cứu này cho thấy nó không áp dụng cho mỗi mức độ trí thông minh như nhau.
Trí thức trẻ