MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì

11-08-2019 - 15:29 PM | Sống

Điều kỳ diệu nào khiến những con người này "miễn dịch" hoàn toàn với căn bệnh ung thư quái ác và được liệt vào danh sách người sống lâu nhất thế giới?

Ở một vùng núi phía bắc Pakistan, thung lũng Hunza - một khu vực biệt lập của dãy Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya), có một cộng đồng người được cho là sống thọ hơn bất kỳ ai trên Trái đất. Người bộ tộc này sống thọ trên 100 tuổi rất phổ biến, nhiều người hơn 130 tuổi vẫn giữ sức khỏe tốt, tinh thần minh mẫn. Tuổi thọ trung bình của người dân lên tới 125, cao nhất thế giới.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 1.

Đầu những năm 1970, tờ National Geographic đã xuất bản một loạt các bài báo điều tra về  những trường hợp sống lâu trên khắp thế giới. Và người Hunza, sống ở thung lũng Hunza ở miền Bắc Pakistan, cũng có tên trong số đó. Họ trở thành "mục tiêu" nghiên cứu hấp dẫn cho các nhà khoa học để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào mà người Hunza lại có thể sống lâu đến vậy?

Người Hunza sống ở đâu?

Người dân Hunza sống ở thung lũng Hunza cao 3000 mét so với mực nước biển, được bao quanh bởi những ngọn núi lớn và gần như biệt lập với thế giới. Vùng đất này từng là một vương quốc nhỏ bé độc lập với bất kỳ quốc gia nào nhưng giờ đây nó là một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pakistan. Thung lũng này tiếp giáp với biên giới của Nga, Ấn Độ, Afghanistan, Trung Quốc và Kashmir.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 2.

Người dân Hunza sống ở thung lũng Hunza cao 3000 mét so với mực nước biển.

Nguồn gốc của người Hunza

Người Hunza còn được gọi là Huznakuts, ngôn ngữ của họ rất khác so với các ngôn ngữ khác trong khu vực và người ta cho rằng đó là sự pha trộn giữa tiếng Macedonia cổ đại và một số ngôn ngữ từ tiếng Hy Lạp cổ đại được nói trong đế chế Ba Tư. Bản thân người Hunza cho rằng họ là hậu duệ của nhiều người lính trong quân đội của Alexander Đại đế khi đến Ấn Độ. Các xét nghiệm DNA đã được tiến hành nhưng không có kết quả chính xác cuối cùng.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 3.

Người châu Âu biết đến bộ tộc đặc biệt này vào khoảng những năm 1870 khi quân đồn trú của Anh mô tả họ là một người có sức khỏe tốt, sống lâu với làn da sáng hơn so với các bộ lạc lân cận. Dân số ước tính khoảng 8.000 người.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 4.

Người Hunza sống được bao lâu?

Nhiều người từng được nghe nói về bộ tộc người Hunza có thể "quen" với những tin đồn rằng những người trong bộ tộc sống ẩn dật, tách biệt hẳn với thế giới này có tuổi thọ 120 năm, thậm chí một số người sống đến 150 tuổi. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình ở Pakistan chỉ là 67 tuổi, còn tuổi thọ trung bình của người phương Tây là 70.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 5.

Cũng có những tài liệu cho rằng không ai thực sự biết người Hunza sống được bao lâu. Một số bác sĩ, nhà khoa học đã tìm đến tận nơi để tìm hiểu, họ không đưa ra con số chính xác về tuổi thọ nhưng các báo cáo đều đề cập rằng người Hunza có tuổi thọ trung bình cao, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và hầu như không mắc bệnh. Thực tế ấy vẫn còn đúng cho đến ngày nay.

Cho dù tuổi thọ của Hunza có bị phóng đại hay không, thì có một điều chắc chắn là cuộc sống cô lập và chế độ ăn uống chính là lý do cho sự khỏe mạnh phi thường của họ.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 6.
Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 7.
Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 8.
Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 9.

Người Hunza không mắc các bệnh thời hiện đại như ung thư, bằng cách nào đó họ có hệ thống miễn dịch tự nhiên khỏi bệnh tim, tiểu đường. Cũng có lời giải thích cho rằng chính môi trường sống ở một nơi cao, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài là yếu tố khiến họ không bị mắc các căn bệnh truyền nhiễm.

Bí mật sống lâu của người Hunza

Sự quan tâm của thế giới đối với người Hunza bắt đầu vào giữa thế kỷ 20. Khi đó, các nhà khoa học quan tâm đến những người bí ẩn sống lâu trăm tuổi và muốn biết bí mật của họ về cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh. Vì vậy, họ bắt đầu điều tra cách sống, văn hóa, thói quen và môi trường sống của người Hunza.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 10.
Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 11.

Những cô gái xinh đẹp người Hunza.

Nước là nguồn sống quý giá

Thung lũng Hunza nằm ở một khu vực xa xôi, hoang sơ của miền bắc Pakistan, nên người ta phải tự trồng thức ăn và sử dụng nước ở các dòng sông băng (giàu khoáng chất, tinh khiết) chảy từ dãy Himalaya để uống và tắm.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 12.

Tiến sĩ Henri Coanda (người Rumani) - cha đẻ của nghiên cứu về động lực học chất lỏng và là người giành giải thưởng Nobel ở tuổi 78 - đã dành 6 thập kỷ để nghiên cứu nước ở thung lũng Hunza nhằm xác định xem thứ gì trong nước này gây ra những tác động có lợi như vậy cho cơ thể của người Hunza. Ông phát hiện ra rằng nước ở đây có độ nhớt và sức căng bề mặt khác nhau.

Tiến sĩ Patrick Flanagan và những người khác cũng tiến hành nghiên cứu. Họ nhận thấy nguồn nước ở đây có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà các loại nước uống khác không thể có.

Quả mơ là vàng của người Hunza

Bị cô lập khỏi các khu dân cư đông đức nên người Hunza không tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm chế biến nào. Chế độ ăn của họ nhiều rau, sữa, ngũ cốc và trái cây, đặc biệt là quả mơ.

Quả mơ là một loại lương thực chính đối với người Hunza. Họ không bị ung thư là vì hấp thụ vitamin B17 và B20, còn được gọi là amygdalin, được tìm thấy trong hạt mơ. Chế độ ăn uống của họ cũng bao gồm phần lớn là trái cây và rau sống, và số lượng thịt ít hơn.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 13.

Quả mơ được ví như là vàng của người Hunza.

Chẳng thế mà người ta ví "quả mơ là vàng của người Hunza". Những vườn mơ được nhìn thấy ở khắp mọi nơi ở Hunza và sự ổn định kinh tế của một gia đình được đo bằng số lượng cây họ đang trồng. Họ ăn quả mơ tươi khi vào mùa và phơi khô dưới ánh mặt trời để ăn trong suốt mùa đông dài lạnh. Họ xay nhuyễn quả mơ khô và trộn chúng với tuyết để làm kem. Món kem này không cần đường vì quả mơ đã có vị ngọt tự nhiên.

Muốn sống thọ thì đến thung lũng cao 3000m ở với bộ lạc kỳ quái nhất quả đất này: Ít nhất cũng được trăm tuổi, cả đời chẳng biết đến ung thư là gì - Ảnh 14.

Người Hunza chỉ ăn hai lần một ngày, bữa sáng đầy đủ, phong phú vào sáng sớm và bữa tối sau khi mặt trời lặn. Họ ăn để đủ duy trì sức khỏe hơn là cho sự thỏa mãn khẩu vị. Bữa ăn của họ cũng được chế biến đơn giản, thực phẩm tự nhiên, tươi, nguồn gốc sản xuất, không phải bảo quản theo chu trình phức tạp.

Chế độ ăn uống của họ chủ yếu được làm từ trái cây tươi (táo, mâm xôi, anh đào, lê, đào và mơ), rau (khoai tây, cà rốt, củ cải, bí). Các loại hạt, như quả phỉ, hạnh nhân. Sữa, sữa chua và phô mai, và không quá nhiều thịt.

Tập thể dục thường xuyên

Nói là tập thể dục nhưng không phải người Hunza thường xuyên đạp xe hay chạy bộ. Môi trường mà người Hunza sống là miền núi và có địa hình cực kỳ hiểm trở. Các ngôi làng bị cô lập và thường được xây dựng tựa vào vách đá. Có một số làng đã hơn 1.000 năm tuổi. Người Hunza không có lựa chọn nào khác ngoài việc biến những lối đi gồ ghề và những rặng núi dốc thành con đường mòn cho mình.

Đất nông nghiệp cũng không phải lúc nào cũng nằm ngay cạnh nhà, có khi phải mất đến 2 giờ đi bộ mới đến được cánh đồng.

(Tổng hợp)

Theo L.T

Helino

Trở lên trên