MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ chi tiền mua ‘gà đẻ trứng vàng’ của Việt Nam gấp 5 lần trong tháng đầu năm: Trung Quốc, Campuchia đua nhau gom hàng, thu về hơn 80 triệu USD trong tháng 1

29-02-2024 - 05:36 AM | Thị trường

Hiện Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trên bản đồ thế giới với ngành hàng này.

Mỹ chi tiền mua ‘gà đẻ trứng vàng’ của Việt Nam gấp 5 lần trong tháng đầu năm: Trung Quốc, Campuchia đua nhau gom hàng, thu về hơn 80 triệu USD trong tháng 1- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm mới, Việt Nam đã thu về gần 85 triệu USD từ xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng mạnh 82% so với cùng kỳ năm 2023. Nếu so với tháng 12, trị giá nhập khẩu giảm nhẹ 1,5%.

Xét về các thị trường, Trung Quốc luôn là khách hàng trung thành trong lĩnh vực này của Việt Nam. Trong tháng 1, quốc gia láng giềng chi hơn 27,3 triệu USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, tăng 119% so với cùng kỳ năm 2023.

Xếp sau Trung Quốc là Campuchia với hơn 13,7 triệu USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ chi tiền mua ‘gà đẻ trứng vàng’ của Việt Nam gấp 5 lần trong tháng đầu năm: Trung Quốc, Campuchia đua nhau gom hàng, thu về hơn 80 triệu USD trong tháng 1- Ảnh 2.

Đáng chú ý, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đang chứng kiến mức tăng trưởng mạnh ở thị trường Mỹ. Kết năm 2023, Mỹ là khách hàng lớn thứ 4, xếp sau Malaysia với hơn 90,4 triệu USD. Tuy nhiên bước sang tháng 1, Mỹ trở thành khách hàng lớn thứ 3 của Việt Nam với hơn 11,4 triệu USD, tăng mạnh 390% so với cùng kỳ năm 2023, đồng thời là thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất.

Mỹ chi tiền mua ‘gà đẻ trứng vàng’ của Việt Nam gấp 5 lần trong tháng đầu năm: Trung Quốc, Campuchia đua nhau gom hàng, thu về hơn 80 triệu USD trong tháng 1- Ảnh 3.

Nhắn đến mặt hàng thức ăn chăn nuôi, đây được mệnh danh là "gà đẻ trứng vàng" của Việt Nam khi mang về hơn 1 tỷ USD trong năm 2023, đồng thời có mức tăng trưởng hơn 6% so với năm 2022, xếp thứ 7 trong số các mặt hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất cùng với bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc. Theo báo cáo Triển vọng Nông sản Alltech năm 2023, Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ về sản lượng thức ăn chăn nuôi vào năm 2022, với sản lượng đạt 26,720 triệu tấn, đứng thứ 8 thế giới. Việt Nam cũng lọt top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên toàn cầu.

Top 10 thế giới bao gồm: Trung Quốc (260,739 triệu tấn), Mỹ (240,403 triệu tấn), Brazil (81,948 triệu tấn), Ấn Độ (43,360 triệu tấn), Mexico (40,138 triệu tấn), Nga (34,147 triệu tấn), Tây Ban Nha (31,234 triệu tấn), Việt Nam (26,720 triệu tấn), Argentina (25,736 triệu tấn) và Đức (24,396 triệu tấn).

Dù là quốc gia có sản lượng lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn liên tục săn lùng mặt hàng này của Việt Nam bởi đây là nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó quốc gia này cũng là nhà cung cấp lớn các sản phẩm thịt gia cầm, trứng, sữa cho thế giới, bởi vậy ngoài sản xuất nội địa, Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu mặt hàng này để phục vụ ngành chăn nuôi, trong đó có Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính, năm 2023 Việt Nam nhập khẩu khoảng 10,5 triệu tấn các loại thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, với trị giá 5,1 tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu chỉ đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Như vậy thâm hụt thương mại của ngành thức ăn chăn nuôi lên tới 3,9 tỷ USD trong năm 2023.

Tính đến hết năm 2023, cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn.

Một tín hiệu tích cực của ngành là thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam đang thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mở rộng kinh doanh sản xuất. Một số ông lớn có thể kể đến như: Cargill Group (Mỹ), Haid (Trung Quốc), CP Group (Charoen Pokphand Group – Thái Lan), De Heus (Hà Lan), BRF (Brazil), Mavin (Pháp), Japfa ( Singapore), CJ (Hàn Quốc),…

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên