Mỹ đang sản xuất dầu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử
Sản lượng của Mỹ phá kỷ lục đang giúp bù đắp việc cắt giảm nguồn cung mạnh mẽ nhằm hỗ trợ giá cao của OPEC+, chủ yếu là Saudi Arabia và Nga.
- 21-12-2023Người đàn ông khiến Apple buộc phải tuân theo luật, dừng bán Apple Watch tại Mỹ, thiệt hại ước tính tới 400 triệu USD
- 21-12-2023F-35 của Mỹ rơi mất một bộ phận khi bay qua Thái Bình Dương
- 21-12-2023Chuỗi gần chục phiên tăng liên tiếp của chứng khoán Mỹ vừa bị đứt đoạn
- 21-12-2023Đại gia xe hơi Hàn Quốc định bán nhà máy ở Nga với giá… 77 đô la Mỹ
Kênh CNN (Mỹ) ngày 20/12 đưa tin, khi thế giới vật lộn với cuộc khủng hoảng hiện hữu do biến đổi khí hậu, các nhà hoạt động môi trường muốn Tổng thống Joe Biden loại bỏ dần ngành công nghiệp dầu mỏ và Đảng Cộng hòa cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ đã làm như vậy. Trong khi đó, thực tế đáng ngạc nhiên là Mỹ đang khai thác dầu với tốc độ chóng mặt và đang trên đà sản xuất nhiều dầu hơn bất kỳ quốc gia nào trong lịch sử.
Theo một báo cáo được công bố hôm 19/12 bởi S&P Global Commodity Insights, Mỹ dự kiến sẽ sản xuất kỷ lục toàn cầu với 13,3 triệu thùng dầu thô và khí ngưng tụ mỗi ngày trong quý 4 năm nay.
Tháng trước, sản lượng dầu hàng tuần của Mỹ đạt 13,2 triệu thùng/ngày, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Con số này cao hơn kỷ lục 13,1 triệu thùng/ngày thời Donald Trump được thiết lập vào đầu năm 2020, ngay trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 khiến sản lượng và giá cả sụt giảm.
Điều đó đã giúp kiểm soát giá dầu thô và xăng. Sản lượng của Mỹ – dẫn đầu bởi các công ty khoan dầu đá phiến ở Texas và lưu vực Permian của New Mexico – lớn đến mức nước này đang phải tăng cường xuất khẩu mạnh ra nước ngoài.
“Đó là lời nhắc nhở rằng Mỹ có trữ lượng dầu khổng lồ. Không bao giờ nên đánh giá thấp ngành công nghiệp của chúng tôi.", Bob McNally, Chủ tịch Tập đoàn Năng lượng Rapidan, cho biết.
Sản lượng của Mỹ phá kỷ lục đang giúp bù đắp việc cắt giảm nguồn cung mạnh mẽ nhằm hỗ trợ giá cao của OPEC+, chủ yếu là Saudi Arabia và Nga. Các nhà sản xuất dầu ngoài OPEC khác bao gồm Canada và Brazil cũng đang bơm nhiều dầu hơn bao giờ hết (Brazil chuẩn bị tham gia OPEC+ vào năm tới).
Sức mạnh tăng sản lượng của Mỹ cũng đã khiến các chuyên gia cảnh giác. Các nhà phân tích của Goldman Sachs mới đây đã cắt giảm dự báo về giá dầu trong năm tới. Ngân hàng này cho biết “lý do chính” đằng sau việc hạ dự báo là do nguồn cung của Mỹ dồi dào.
Theo dự đoán của S&P, nhu cầu dầu thô toàn cầu sẽ đạt kỷ lục vào năm 2024 - nhưng nó sẽ “dễ dàng được đáp ứng” bởi sự tăng trưởng về nguồn cung. Tất cả những điều trên đã giúp giữ giá dầu tương đối ổn định. Sau khi đạt mức 100 USD/thùng vào đầu năm nay, giá dầu thô đã giảm trở lại mức 70 USD đến 75 USD/thùng.
Giá năng lượng đã tăng vọt trong tuần này sau khi BP tạm dừng vận chuyển qua Biển Đỏ do lo ngại về an ninh. Tuy nhiên, dầu của Mỹ đang giao dịch dưới 74 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với thời điểm Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10. Giá xăng đã tiến gần đến mức quan trọng về mặt tâm lý là 4 USD/gallon vào tháng 9. Nhưng giá kể từ đó đã giảm mạnh, giúp giảm bớt áp lực lạm phát lên nền kinh tế Mỹ.
Năm ngoái, giá xăng tăng vọt lên trên 5 USD/gallon sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, gây ra sự hoảng loạn trên thị trường dầu mỏ. Tổng thống Biden đã kêu gọi các công ty dầu mỏ Mỹ bơm thêm dầu– hoàn toàn trái ngược với những gì các nhà khoa học khí hậu đang kêu gọi. Vào tháng 3, chính quyền Biden thậm chí phê duyệt dự án khoan dầu Willow, dự án khoan ConocoPhillips gây tranh cãi ở Alaska đã bị đình trệ trong nhiều thập kỷ.
Nhưng bất chấp sản lượng lập kỷ lục, Tổng thống Biden vẫn bị chỉ trích vì chính sách năng lượng của mình. “Thật không may, chính quyền này (Mỹ) tiếp tục theo đuổi các chính sách được thiết kế để hạn chế khả năng tiếp cận các sản phẩm mới”, Phó Chủ tịch Cấp cao về Chính sách, Kinh tế của Viện Dầu khí Mỹ Dustin Meyer, cho biết trong một tuyên bố.
Báo Tin tức