MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ: Trung Quốc thả vật thể không xác định vào quỹ đạo Trái Đất

21-05-2023 - 12:30 PM | Tài chính quốc tế

Mỹ: Trung Quốc thả vật thể không xác định vào quỹ đạo Trái Đất

Báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington - Mỹ cho rằng con tàu vũ trụ gây xôn xao gần đây của Trung Quốc đã thả một vật thể không xác định vào khoảng tháng 10-2022.

Đó là con tàu vũ trụ có hình dạng như máy bay mà một số báo đài Trung Quốc như Tân Hoa Xã đưa tin là đã hạ cánh thành công hôm 8-5 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền (tỉnh Cam Túc - Trung Quốc) sau sứ mệnh kéo dài 276 ngày nhằm thử nghiệm dạng tàu vũ trụ có thể tái sử dụng.

Trung Quốc đưa ra rất ít thông tin về con tàu này, khiến nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi.

Mỹ: Trung Quốc thả vật thể không xác định vào quỹ đạo Trái Đất - Ảnh 1.

Máy bay vũ trụ của Trung Quốc trong bản phác thảo năm 2019 - Ảnh: CASC

Không có hình ảnh cụ thể về con tàu vũ trụ được công bố chính thức, nhưng dự theo phác họa mà Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) công bố vài năm trước về máy bay vũ trụ họ đang phát triển, nó khá giống Boeing X-37B, một tàu không người lái dạng máy bay vũ trụ mà NASA từng sử dụng một thập kỷ trước.

Báo cáo mới từ CSIS cho thấy con tàu đã "thả một vật thể" mà họ không xác định được vào tháng 10-2022 vào quỹ đạo Trái Đất. Vật thể dường như biến mất vào tháng 1-2023 rồi xuất hiện trở lại trên các radar theo dõi vệ tinh của Mỹ vào tháng 3.

Điều này khiến các nhà khoa học Mỹ nghi ngờ rằng tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc có thể hoạt động như một máy bay có khả năng loại bỏ các vệ tinh, mang một cánh tay robot.

"Người Trung Quốc đã làm việc rất nhiều với những cánh tay robot trong các bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như trạm vũ trụ" - nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (Mỹ) cho biết.

Theo giả thuyết này, mục đích chính của tàu vũ trụ này có thể là sửa chữa các vệ tinh hư hỏng hoặc loại bỏ các mảnh vỡ vũ trụ, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn không loại trừ khả năng nó đồng thời phục vụ cho nghiên cứu quân sự.

:

Theo Anh Thư

NLĐ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên