Nam ca sĩ được phong tặng danh hiệu NSND ở tuổi 64: Xuất thân từ công nhân ngành than, xế chiều sống một mình, dự định vào viện dưỡng lão
Nam NSND này từng góp phần đào tạo nhiều thế hệ ca sĩ nổi tiếng như Tùng Dương, Minh Thu, Ánh Tuyết...
- 21-06-2024Nam nghệ sĩ được phong danh hiệu NSND ở tuổi 69: Trải qua 4 đời vợ, xế chiều "nhiều trăn trở", sống không phiền đến con cháu
- 27-05-2024Nam nghệ sĩ được phong tặng NSND trẻ nhất Việt Nam: Đời tư bí ẩn, "cô đơn toàn phần", tuổi U70 ra sao?
- 23-05-2024NSND Đặng Thái Sơn mang 3 học trò ''cưng'' về Việt Nam biểu diễn, lần đầu ra mắt khán giả nước nhà
"Quý ông đi hát"
NSND Đức Long vừa được phong tặng danh hiệu NSND trong đợt phong tặng danh hiệu nghệ sĩ lần thứ 10 đầu năm 2024 vừa qua. Nam nghệ sĩ sinh năm 1960 tại Quảng Ninh trong một gia đình nghèo. Ông phải trải qua một tuổi thơ đầy khó khăn khi mất cả cha lẫn mẹ từ năm lên 8 tuổi. Để mưu sinh, Đức long đã phải làm đủ nghề như đóng gạch thuê, kéo xe bò và bốc vác...
Từ khi còn là công nhân xí nghiệp than Hòn Gai, Đức Long đã bắt đầu con đường âm nhạc từ phong trào văn nghệ quần chúng. Công việc chính của ông là biểu diễn phục vụ và khích lệ tinh thần cho công nhân vùng mỏ.
Năm 1982, nam NSND quyết định chuyển đến Hà Nội, làm việc tại Đoàn Ca múa nhạc Phòng không Không quân và theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong thời gian này, ông vừa học vừa tham gia các chuyến lưu diễn phục vụ nhân dân và bộ đội từ Vị Xuyên đến miền Trung - Tây Nguyên. Sau đó, Đức Long gia nhập Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng và cuối cùng làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
Năm 1995, trong Cuộc thi hát Opera Thính phòng toàn quốc lần thứ nhất, Đức Long đạt giải "Người hát ca khúc Việt Nam hay nhất" với tác phẩm "Trường ca sông Lô." Đến năm 1999, nam danh ca tiếp tục giành Huy chương Vàng tại Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc với dòng nhạc dân gian.
Tên tuổi NSND Đức Long gắn liền với những ca khúc như Bài ca bên cánh võng, Mơ về nơi xa lắm, Hà Nội và tôi, Biển nhớ...Ông được mệnh danh là "quý ông đi hát" của làng nhạc Việt và phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2007.
Ngoài việc biểu diễn, Đức Long còn giảng dạy thanh nhạc tại nhiều trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội, bao gồm Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương và Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội. Nam danh ca trở thành người thầy của hàng loạt tên tuổi nổi tiếng như Tùng Dương, Minh Thu, Ánh Tuyết…
Đời tư kín tiếng, xế chiều dự định vào viện dưỡng lão
Trái ngược với con đường sự nghiệp thăng hoa, đời tư của NSND Đức Long khá kín tiếng. Sau khi nghỉ hưu, “quý ông hát” vẫn tiếp tục đi diễn và đi dạy, tổ chức liveshow để có thêm niềm vui trong cuộc sống.
Tuổi xế chiều ông sống một mình giản dị trong căn nhà nhỏ tại Hà Nội.“Tôi sống một mình nhưng không cô đơn. Xung quanh có nhiều học trò luôn luôn theo sát. Với tôi, nỗi sợ hãi lớn nhất chính là không được hát, ngoài ra tôi không sợ gì cả”, nam ca sĩ chia sẻ.
Sau lần đổ vỡ hôn nhân, nam danh ca không còn suy nghĩ đến chuyện lập gia đình mà hài lòng với những gì mình đang có."Tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa, nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", nam ca sĩ sinh năm 1960 bộc bạch.
Đức Long bày tỏ sự lạc quan và thoải mái với quyết định này. Ông nhận thức rõ về tuổi tác và sức khỏe của mình, đồng thời cũng hiểu được giá trị của việc sống trong một cộng đồng có sự chăm sóc y tế và hỗ trợ cần thiết. Đức Long không muốn trở thành gánh nặng cho người thân và mong muốn họ có thể tiếp tục cuộc sống riêng của mình mà không phải lo lắng quá nhiều về ông.
Nam NSND cũng từng thẳng thắn chia sẻ rằng để làm nghề ca sĩ mà “giàu có” đúng nghĩa thì rất khó. Vì “thế hệ chúng tôi khi đi hát không ai nghĩ đến chữ “tiền”, cũng không đòi hỏi cao về cát-sê. Bao tâm huyết, tình yêu dành tất thảy cho âm nhạc. Vì thế, từ lâu danh tiếng, đắt show, tiền cát-sê, nhà lầu, xe sang... đối với tôi không quá quan trọng”, Đức Long tâm sự.
Thay vào đó, những gì nam nghệ sĩ quan tâm chỉ là “có được sự cộng hưởng cảm xúc của khán giả mỗi khi lên sân khấu”, những ghi nhận, tình cảm và niềm tin mà khán giả dành cho âm nhạc của ông. Vậy nên ở tuổi U70, NSND Đức Long vẫn mang tâm thế tự hào, hạnh phúc và mãn nguyện với cuộc đời sống vì âm nhạc của mình.