Nam nghệ sĩ được phong tặng NSND trẻ nhất Việt Nam: Đời tư bí ẩn, "cô đơn toàn phần", tuổi U70 ra sao?
Tuy có một sự nghiệp rực rỡ, được nhiều người mến mộ, nhưng NSND Đặng Thái Sơn lại vô cùng kín tiếng về đời tư.
- 27-05-2024Khả năng kiếm - tiêu tiền của 2k1 vừa tốt nghiệp đã tự mua được Mercedes, tiêu 40 triệu/ngày
- 27-05-2024Nữ NSƯT suýt sống thực vật: Mối tình 21 năm tan vỡ đầy tiếc nuối, U50 không màng chuyện chồng con
- 27-05-2024Người mẹ mua căn hộ 25m2 để "bỏ trốn" khỏi gia đình mỗi tuần 1 ngày, chồng con chỉ có thể đến nếu được mời
- 27-05-2024Thánh hack tuổi đỉnh nhất showbiz: Ngoài 50 mà như thiếu nữ, sự nghiệp tụt dốc vẫn sống trên núi tiền
Vào đầu tháng 6 sắp tới, NSND Đặng Thái Sơn sẽ về nước, cùng 3 học trò xuất sắc của mình trình diễn trong chương trình đặc biệt “Đặng Thái Sơn và Các học trò” tại Hà Nội và TP.HCM.
Đây là lần đầu tiên nghệ sĩ piano tài ba tổ chức concert ở Việt Nam, nên thông tin này nhanh chóng thu hút khán giả yêu âm nhạc. Cùng với đó, cuộc sống của Đặng Thái Sơn ở tuổi 65 cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
Nghệ sĩ được phong tặng NSND trẻ nhất Việt Nam
Đặng Thái Sơn là người Việt Nam đầu tiên trở thành nghệ sĩ piano đẳng cấp quốc tế. Ông sinh năm 1958 trong một gia đình danh giá, có truyền thống về nghệ thuật ở Hà Nội.
Mẹ Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ piano, nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên. Bà từng sống và tu nghiệp ở Praha và Paris. Vào năm 1946, bà đại diện người Việt chơi đàn cho Bác Hồ và các quan khách nghe tại Paris. Bố Đặng Thái Sơn là nhà thơ, nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, vốn cũng rất mê nhạc.
Là con nhà nòi, nên từ năm 4 tuổi, Đặng Thái Sơn đã học piano với mẹ. Thời đó, con trai thường chơi bi, đánh xèng, chẳng có thú tiêu khiển nào. Vì thế, Đặng Thái Sơn coi cây đàn như một đồ chơi. Mỗi cây đàn phát ra âm thanh, ông đều thấy rất thú vị và tìm ra giai điệu của nó.
Khi lên 7 tuổi, Đặng Thái Sơn theo học Nhạc viện Hà Nội (nay là Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam). Năm 1974, ông được nhạc sĩ dương cầm Isaac Katz phát hiện, đến năm 1976 thì được nhận vào học tại Nhạc viện Quốc gia Tchaikovsky ở Moskva.
Năm 1980, Đặng Thái Sơn là một trong ba người đại diện trường tham dự cuộc thi piano quốc tế Chopin lần thứ 10 tổ chức ở Ba Lan. Với màn thể hiện xuất sắc, ông đã giành giải nhất cuộc thi, cũng là nghệ sĩ châu Á đầu tiên nhận giải thưởng này.
Ngay sau khi đạt giải Nhất cuộc thi piano quốc tế Chopin, Đặng Thái Sơn được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Cho đến nay, ông vẫn là nghệ sĩ trẻ tuổi nhất, đặc biệt nhất được phong Nghệ sĩ Nhân dân khi mới 26 tuổi.
Ngoài ra, Đặng Thái Sơn còn được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất, được Bộ Văn hóa Ba Lan tặng HCV Công huân về văn hóa năm 2018.
Năm 1991, NSND Đặng Thái Sơn sang Canada định cư và dạy âm nhạc ở Đại học Montreal. Ngoài công việc giảng dạy, ông đã đi đến hơn 40 nước ở các châu lục Âu, Á, Mỹ, Úc... để trình diễn cùng hàng trăm dàn nhạc nổi tiếng thế giới. Nam nghệ sĩ cũng là giám khảo của nhiều cuộc thi âm nhạc uy tín và là người Á Đông đầu tiên được chọn vào ban giám khảo giải Concours Chopin năm 2005.
Đời tư bí ẩn, tuổi xế chiều vẫn cống hiến hết minh cho âm nhạc
Tuy được nhiều người mến mộ, nhưng NSND Đặng Thái Sơn lại rất kín tiếng về đời tư. Ông không chia sẻ nhiều về cuộc sống gia đình hay hôn nhân. Trong một vài lần hiếm hoi trò chuyện với truyền thông, nam nghệ sĩ nói cái giá mà ông phải trả cho sự nghiệp âm nhạc "sự cô đơn toàn phần", hay ông "không cần đàn bà, không cần đàn ông, chỉ cần mỗi cây đàn".
Nhiều năm qua, tuy sinh sống ở nước ngoài, nhưng hàng năm, Đặng Thái Sơn vẫn về Việt Nam tham gia một số buổi hòa nhạc lớn, đồng thời có các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam cũng như một số trường nhạc tại quê nhà.
Đặng Thái Sơn chia sẻ, tại Canada, ông đã về hưu vào năm ngoái ở tuổi 65. Dù vậy, nam nghệ sĩ vẫn giảng dạy, đi diễn bình thường. Ngoài ra, ông còn kèm thêm 30 trò tại nhà và có lịch đi diễn khá dày. Trong thời gian này, nam nghệ sĩ mở concert ở Singapore, Đài Loan, Nhà hát Lớn Hà Nội, Nhạc viện TP.HCM...
Ở tuổi U70, Đặng Thái Sơn mong có sức khỏe tốt, không phải vào viện để được cống hiến suốt đời như mẹ ông - nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên.
"Nghệ sĩ dương cầm mất khoảng 18-20 năm mới thành nghề, là ngành học "đầu tư mạo hiểm" nhưng thành quả lại bền lâu. Nhiều pianist trên thế giới đều làm việc đến 80-90 tuổi. Như má Liên tôi đến 100 tuổi vẫn ngồi đàn", nam nghệ sĩ chia sẻ với VnExpress.
Theo Đặng Thái Sơn, tinh thần quyết định sức khỏe. Mỗi lần gặp trò giỏi hoặc khi các học trò đạt thành tích cao, ông đều thấy trẻ khỏe ra, như được uống thuốc bổ.
Đời sống pháp luật