Nam giới ngày càng “điệu đà” không kém nữ giới, thị trường mỹ phẩm Việt Nam 'nở' quy mô 2,36 tỷ USD, thương hiệu nội M.O.I, Cocoon… tăng doanh thu hàng chục lần
Nam giới ngày càng chú trọng làm đẹp, trong khi tỷ lệ phụ nữ thường xuyên sử dụng mỹ phẩm đã tăng lên 86% năm 2022 đưa ngành làm đẹp Việt tăng trưởng đáng kể.
- 21-11-2023Sau khi cùng đối tác chi 400 triệu USD mua cổ phần của The CrownX, Alibaba sẽ tiếp tục đầu tư vào chuỗi bán lẻ mỹ phẩm Hasaki tại Việt Nam
- 09-11-2023Chuỗi mỹ phẩm Beauty Box với 7.000 dòng sản phẩm, phủ kín các siêu thị Aeon Mall, Vincom Mega Mall,... đang làm ăn ra sao?
- 10-10-2023Hãng dược mỹ phẩm Việt được cựu siêu mẫu Vũ Cẩm Nhung ví là "định mệnh cuộc đời": Dư nợ 1.300 tỷ, cao gấp 3 lần vốn chủ
Cơ cấu dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng, đời sống cải thiện, đặc biệt nam giới ngày càng chú trọng bề ngoài đã và đang đưa thị trường làm đẹp Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực, bất chấp Covid-19 cũng như suy thoái kinh tế.
Việt Nam là thị trường năng động nhất khu vực về làm đẹp
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista (Đức), doanh thu của ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân Việt Nam dự kiến đạt 2,36 tỷ USD vào năm 2023, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 3,32% giai đoạn 2023 - 2027.
Báo cáo mới nhất của Vietdata còn cho thấy, tỷ lệ phụ nữ thường xuyên sử dụng mỹ phẩm làm đẹp đã tăng lên 86% năm 2022. Nhờ đó, làm đẹp được đánh giá là một trong số các ngành ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhất. Đến nay, mặc cho các ngành nghề khác đang phải nỗ lực phục hồi lại sau đại dịch thì ngành mỹ phẩm vẫn phát triển cực kỳ mạnh mẽ.
Một số xu hướng chính trong ngành làm đẹp tại Việt Nam phải kể đến sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng như ngày càng yêu thích sản phẩm hữu cơ tự nhiên, lối sống lành mạnh... cho đến việc ưa chuộng sản phẩm, công nghệ từ Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu.
Sự gia nhập và mở rộng của loạt thương hiệu nội ngoại là minh chứng rõ nét cho sức hấp dẫn của thị trường. Tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Obagi Medical (Obagi) - thương hiệu dược mỹ phẩm của Mỹ chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam (Obagi là thương hiệu được ưa chuộng tại Việt Nam nhưng trước kia chỉ bán qua bên thứ ba).
1 tháng trước đó, BTL Aesthetics, nhà cung cấp các giải pháp thẩm mỹ tân tiến hàng đầu đến từ châu Âu cũng lần đầu ra mắt tại thị trường Việt Nam với dự báo “ Thị trường điều trị thẩm mỹ không xâm lấn trên toàn cầu ước đạt 61,2 tỷ USD trong năm 2022 và được dự đoán sẽ đạt 69,9 tỷ USD năm 2023. Tại Việt Nam, các phương pháp điều trị thẩm mỹ không xâm lấn đang trở thành một lựa chọn phong cách sống”.
Màu mỡ là vậy, song đến 90% thị phần thị trường này lại thuộc về tay thương hiệu ngoại. Theo báo cáo của Euromonitor International, thương hiệu đến từ Pháp L'Oréal dẫn đầu thị phần nhiều năm trở lại đây, chiếm khoảng 18% vào năm 2022. Kế tiếp là LG Vina Cosmetics với gần 15%, theo sau có Estée Lauder, Shiseido, AmorePacific (chủ loạt thương hiệu phổ biến đến từ Hàn như Innisfree, Laneige, Sulwhasoo…).
Thương hiệu nội M.O.I, Cocoon… trỗi dậy mạnh mẽ
Có một tín hiệu đáng chú ý, những năm gần đây số lượng thương hiệu mỹ phẩm của Việt Nam đang tăng lên đáng kể.
Nổi trội nhất phải kể đến M.O.I Cosmetics – thương hiệu mỹ phẩm Việt được sáng lập bởi người nổi tiếng Hồ Ngọc Hà và Lâm Thành Kim – năm 2022 là DN Việt duy nhất lọt Top 10 thị phần mỹ phẩm trang điểm. Ghi nhận, thị phần của M.O.I tăng nhanh chóng từ 0,9% (2018) lên 3,2% (2022) và đang bám sát cái tên đứng trước đó là Revlon.
Với xuất phát từ 30.000 thỏi son, đến nay M.O.I đã phát triển được đa dạng 20 dòng sản phẩm chăm sóc da và trang điểm, với hơn 4 triệu sản phẩm được bán. Công ty cũng đã phát triển được chuỗi phân phối 90 cửa hàng trên toàn quốc cùng hàng ngàn đối tác nhà phân phối. Hiện, sản phẩm chủ lực đồng thời là dòng định hình thương hiệu M.O.I vẫn là son, vì son vẫn thị phần lớn nhất trong nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, sản phẩm mà thay đổi rất nhiều chỉ số kinh doanh của M.O.I đang là dòng phấn nước Baby Skin Cushion.
Tăng trưởng phi mã, M.O.I Cosmetics được biết chính thức có lợi nhuận từ năm 2019. Đây cũng là năm M.O.I đã triển khai thành công vòng gọi vốn Series A, và bắt tay với nhà đầu tư chiến lược CMG.Asia.
Ngoài ra, các dòng dược mỹ phẩm của thương hiệu Việt với chiết xuất từ thiên nhiên cũng ngày càng chiếm được sự tin dùng của khách hàng. Kể tên có Cocoon, Laco, Thái Dương... Bằng chứng là lợi nhuận các thương hiệu nội địa tăng mạnh vài năm trở lại đây.
Đơn cử, Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm thuộc công ty TNHH Mỹ phẩm Nature Story ra đời năm 2013. Cocoon được rất nhiều người biết đến là thương hiệu thuần chay, chiết xuất 100% từ thiên nhiên và hoàn toàn được sản xuất tại Việt Nam. Theo dữ liệu của Vietdata, trong vòng 2 năm, từ mức doanh thu chỉ gần 13 tỷ đồng (năm 2020) Cocoon đã nâng con số này lên 184 tỷ đồng vào năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của Cocoon theo đó cũng tăng gấp nhiều lần so với những năm trước và đạt 46.6 tỷ đồng trong năm 2022.
Hay CVI Pharma , được biết đến là công ty dược tiên phong sản xuất thành công nano Curcumin, một thành phần hoạt tính có giá trị sinh học cao được chiết xuất từ nghệ. Tháng 1/2020 CVI đã chính thức đưa vào vận hành nhà máy công nghệ cao. Sau thời điểm này, doanh thu của CVI cải thiện đáng kể đạt mức 304 tỷ đồng năm 2022, tăng 14,4% so với năm trước. Lợi nhuận của CVI tăng đỉnh cao khi đạt hơn 18 tỷ đồng năm 2022, trong khi con số này ở năm 2020 chỉ là 12 triệu đồng.
Nhịp sống thị trường