Nắm mã blue-chip nhưng vẫn không thể "ăn no ngủ kỹ"
Thông thường thì vào ban đêm những cổ phiếu small-cap (giống như những cổ phiếu thuộc chỉ số Russell 2000) sẽ biến động mạnh hơn so với các cổ phiếu blue-chip. Tuy nhiên, số liệu thống kê lại cho thấy điều hoàn toàn ngược lại.
- 24-06-2016Cổ phiếu Standard Chartered và HSBC nhận "quả đắng" từ Brexit
- 06-06-2016Cổ phiếu nào đắt nhất hành tinh?
- 02-05-2016Nếu bỏ 1 đồng mua cổ phiếu Apple vào năm 1996, hiện tại bạn sẽ thu về khoản lợi nhuận gấp 100 lần
Các nhà đầu tư nắm giữ những “siêu cổ phiếu blue-chip" như Procter & Gamble (P&G), Exxon Mobil và Microsoft thường sẽ “ăn no ngủ kỹ” vì giá của những cổ phiếu này biến động không nhiều.
Tuy nhiên giờ đây điều đó không còn đúng nữa. Cuối ngày giao dịch, giống như những chủ sở hữu của các mã cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ hơn (small-cap), họ cũng phải trải qua những đêm trằn trọc.
“Thị trường gần như đã hồi phục hoàn toàn sau cú sốc do Brexit tạo ra. Điều đó có đồng nghĩa với rủi ro đã qua rồi? Khi nói về các mã cổ phiếu lớn và rủi ro qua đêm, rất tiếc câu trả lời không”, Ana Avramovic – chiến lược gia đến từ ngân hàng Credit Suisse nhận định.
Thông thường thì vào ban đêm những cổ phiếu small-cap (giống như những cổ phiếu thuộc chỉ số Russell 2000) sẽ biến động mạnh hơn so với các cổ phiếu blue-chip. Tuy nhiên, số liệu thống kê lại cho thấy một điều trái ngược: chỉ số S&P 500 còn có mức độ biến động qua đêm mạnh hơn cả Russell.
Mức độ biến động qua đêm của chỉ số S&P 500 so với Russell 2000.
Bên cạnh đó, Credit Suisse còn lưu ý rằng tỷ trọng lệnh giao dịch được đưa ra sau khi thị trường đã đóng cửa trên tổng khối lượng giao dịch đã tăng từ mức 8,4% của hai năm trước lên 9,8% ở thời điểm hiện tại. Điều này cho thấy đây sẽ là xu hướng dài hạn.
Đối với giới đầu tư, trong mấy năm gần đây môi trường vĩ mô toàn cầu có chứa quá nhiều điều bất ổn xuất phát từ những sự kiện như khủng hoảng nợ ở châu Âu, Trung Quốc bất ngờ phá giá nhân dân tệ và mới đây nhất là Brexit.
Khi mà hệ thống tài chính quốc tế được kết nối chặt chẽ và tỷ trọng đóng góp của thị trường nước ngoài trong doanh thu của các tập đoàn đa quốc gia ngày càng tăng lên như hiện nay, những sự kiện kể trên ngày càng tác động mạnh hơn đến các cổ phiếu blue-chip trên sàn chứng khoán Mỹ.
Cổ phiếu blue-chip là cổ phiếu của những công ty có giá trị vốn hóa lớn, nổi tiếng, lớn nhất trong ngành mà chúng hoạt động và là trụ cột của nền kinh tế.
Những biến động của nhóm cổ phiếu này có thể tác động rất mạnh đến tình hình chung của toàn thị trường trong mỗi phiên giao dịch vì . Tuy nhiên vì có hoạt động kinh doanh ổn định và tình hình tài chính khả quan, chúng thường có diễn biến ổn định.
Tên gọi blue-chip bắt nguồn từ trò Poker trong đó các thẻ màu xanh có giá trị cao nhất trong bộ bài.
Tại Mỹ, 30 công ty lớn nhất, 30 cổ phiếu "blue chip" được lựa chọn để xây dựng nên chỉ số công nghiệp Dow Jones.