Năm mới rồi, 8 loại năng lực khuyên bạn nên học nếu không muốn cứ mãi làm một nhân viên cấp dưới
Vì sao có những người làm việc mấy năm đã có thể làm lên lãnh đạo hay quản lý dự án, còn có những người tối mặt tối mũi quanh năm những vẫn không đâu vào đâu?
- 23-01-2020Tổng kết năm cũ bằng 5 lời khuyên đắt giá từ những huyền thoại kinh doanh: Ghi nhớ để năm mới phát tài ngay tức khắc!
- 23-01-2020Ngày Tết bận rộn cũng đừng quên 10 phút mỗi ngày để luyện não: Trí tuệ tinh anh để không "choáng" trước mọi công việc năm mới
Năm ngoái tôi tham gia buổi họp lớp, phát hiện ra một người bạn học của tôi, ở thành phố hơn 10 năm, đừng nói tới chuyện mua nhà, hiện tại vẫn còn đang phải ở phòng trọ giá 3 triệu một tháng.
Vì sao có những người làm việc mấy năm đã có thể làm lên lãnh đạo hay quản lý dự án, còn có những người tối mặt tối mũi quanh năm những vẫn không đâu vào đâu?
Đừng bao giờ thấy bản thân bận rộn suốt ngày nhưng vẫn an ủi bình phàm đáng quý, không có bản lĩnh là không có bản lĩnh.
Là một người xuất phát từ một nhân viên bình thường lên người phụ trách một phòng ban, tôi muốn chia sẻ với các bạn kinh nghiệm của mình:
1. Chuẩn bị sẵn cho mình năng lực chuyên môn
Năng lực của một người luôn đi kèm với giá trị của người đó, giá trị này có thể sẽ tới muộn hơn, bởi lẽ thăng chức, tăng lương có thể mất thời gian để hiện thực, nhưng năng lực thì bắt buộc phải có sự chuẩn bị trước.
Nếu muốn làm lên chức cao, muốn làm quản lý, bạn phải tự hỏi mình xem mình có đủ năng lực để đảm nhận chức vụ đó hay không. Nếu không, vậy thì đi chuẩn bị, đi nỗ lực học hỏi, bản thân tôi trước giờ chưa từng bỏ qua bất cứ một bài giảng về sản phẩm của công ty. Đợi tới khi bạn có đủ năng lực rồi, vậy thì việc tiếp theo cần làm là đợi cơ hội và nắm bắt lấy nó.
2. Khả năng suy nghĩ trên nhiều lập trường, góc độ
Một nhân viên bình thường sẽ chỉ biết làm việc như cái máy, cuối tháng nhận lương, còn nếu muốn làm lên chức quản lý, bạn phải hiểu và biết nhu cầu của nhân viên cấp dưới, bạn phải hiểu nhu cầu của cả một nhóm người, chứ không phải đứng từ góc độ suy nghĩ của mình đi làm việc.
3. Tư duy phục vụ, "làm dâu trăm họ"
Nhiều người cho rằng quản lý chính là lãnh đạo, chỉ việc phân nhiệm vụ ra cho cấp dưới làm, thực ra, quản lý phần nhiều là phục vụ nhân viên, giải quyết những vấn đề khó khăn khác nhau cho nhân viên, khiến họ an tâm, thoải mái làm việc, có niềm tin hơn với công ty.
4. Tư duy trọng điểm
Làm quản lý, bạn phải dẫn dắt một nhóm người làm việc, sợ nhất là bận tối tăm mù mịt nhưng toàn là bận không đâu, không tìm ra trọng điểm, nhất định phải học cách nắm bắt công việc mấu chốt, làm những việc có giá trị, có ích cho công ty.
5. Năng lực phát hiện và bồi dưỡng nhân tài
Bạn phải hiểu nhân viên của mình thuộc kiểu người nào, phát triển họ theo hướng sở trường của họ. Khi bạn là một nhân viên lâu năm, bạn có thể rèn luyện năng lực này qua quá trình dẫn dắt các thực tập sinh. Một công ty nhất định phải có khả năng học hỏi mạnh mẽ, vì vậy, nhân tài cần phải không ngừng được bồi dưỡng, không ngừng được rèn luyện. Đáng buồn nhất là một người khi vào công ty, cái gì cũng không học được, năng lực dậm chân tại chỗ, lương dăm ba đồng, có nhân viên như vậy, công ty có muốn lớn mạnh cũng không phát triển nổi.
6. Làm việc "có tâm", làm hết sức mình
Một nhân viên bình thường có thể làm việc theo tâm trạng, có thể qua loa, bởi vai trò của họ cũng không quá lớn, người này bù cho người kia, nhưng là một người quản lý, khi làm việc phải, bạn phải đem cái tâm của mình vào trong đó.
Nếu bạn là người làm việc qua loa, không cẩn thận, lãnh đạo phía trên không yên tâm, nhân viên cấp dưới không phục bạn, vậy thì bạn sẽ chẳng thể nào tiếp tục ngồi cái ghế đó nữa. Chỉ khi làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, năng trau dồi, bạn mới có được sự tín nhiệm của mọi người trong công ty.
7. Tư duy trừu tượng và tầm nhìn xa
Nhân viên bình thường biết việc nào làm việc đó, làm từng việc từng việc một, còn quản lý lại phải thông qua sự việc, thông qua vấn đề nghĩ xem nếu tương lai lại xảy ra tình huống như này, có thể làm thành hệ thống, có thể module hóa rồi dùng lại phương pháp này để nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí hay không. Nếu nhân viên bình thường làm việc thực tế, đơn giản, tầm nhìn bằng 1 thì quản lý lại phải là người phải biết tính toán, tầm nhìn xa gấp 10, 20 lần họ.
8. Học cách tán dương
Một ngàn lần phê bình không bằng 1 lần tán dương. Phải học cách khích lệ đội nhóm của mình, chăm khen ngợi, chăm tán dương khiến cấp dưới phấn chấn, có tinh thần làm việc.
Trên đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân, không có đúng sai 100%. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chuyển từ nhân viên bình thường sang một người quản lý, vậy thì hiển nhiên là bạn sẽ cần cải thiện khả năng của mình về mọi mặt, cần chuẩn bị một cách kĩ càng, có vậy mới đợi được ngày thăng quan.
Trí thức trẻ