MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam ứng viên ủng hộ quan điểm chỉ làm 4 ngày, sếp Hoàng Nam Tiến phản bác: “Tại sao chúng ta không làm việc 7 ngày/tuần?”

22-10-2022 - 15:06 PM | Sống

Nam ứng viên ủng hộ quan điểm chỉ làm 4 ngày, sếp Hoàng Nam Tiến phản bác: “Tại sao chúng ta không làm việc 7 ngày/tuần?”

Dù đưa ra rất nhiều lập luận để chứng minh, xong nam ứng viên vẫn phải chấp nhận ra về tiếc nuối.

Nam ứng viên ủng hộ quan điểm chỉ làm 4 ngày, sếp Hoàng Nam Tiến phản bác: “Tại sao chúng ta không làm việc 7 ngày/tuần?” - Ảnh 1.

Cơ hội cho ai mùa 4, phát sóng ngày 22 tháng 10 đã đặt ra câu hỏi tình huống khiến nhiều người phải đắn đo. Hai ứng viên có mặt trong chương trình là Lưu Trí Quang (24 tuổi) và Nguyễn Hoài Thu (25 tuổi).

Lưu Trí quang là cử nhân Kinh tế Quốc tế tại Đại học Ngoại thương. Trước đó, anh từng làm việc cho doanh nghiệp ngành thép với vai trò quản lý dự án, hỗ trợ kinh doanh nội địa và quản lý khách hàng quốc tế.

Có nên đi làm 4 ngày/tuần?

Ở vòng đầu tiên, chương trình đưa ra câu hỏi: “Doanh nghiệp Việt Nam có nên thử nghiệm áp dụng chính sách đi làm 4 ngày/tuần, thời gian làm việc trong tuần không quá 40 tiếng?”.

Đứng trước câu hỏi từ ban tổ chức, Trí Quang đồng ý và đưa ra lập luận rằng có rất nhiều công ty lớn trên thế giới đã áp dụng phương pháp này trong mô hình kinh doanh và đạt được những thành tựu lớn. Theo anh, phong trào này đang có những tác động nhất định đến các doanh nghiệp.

Nam ứng viên ủng hộ quan điểm chỉ làm 4 ngày, sếp Hoàng Nam Tiến phản bác: “Tại sao chúng ta không làm việc 7 ngày/tuần?” - Ảnh 2.

Lưu Trí Quang. Ảnh: Cơ hội cho ai

Để chứng minh cho quan điểm nên giảm thời gian làm xuống còn 4 ngày, chàng trai 9x đưa ra những lý do sau đây:

Thứ nhất, sự thay đổi này làm tăng trải nghiệm của người lao động đồng thời giảm áp lực trong công việc.

Thứ hai, việc cắt giảm giờ làm cũng giúp mọi người có nhiều thời gian hơn cho gia đình và các hoạt động khác.

Cuối cùng, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng việc làm cho người lao động trong giai đoạn đang thừa nguồn nhân lực.

Kể từ khoảng năm 2010, “tương lai của công việc” đã là một chủ đề hàng đầu đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân và nhân viên. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là các công nghệ mới nổi như AI, robot và máy móc thông minh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người trong lực lượng lao động.

Bên cạnh đó, chủ đề về thời gian lao động của nhân viên cũng trở thành vấn đề được bàn luận sôi nổi. Theo đó, khi cuộc sống càng phát triển thì các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần của con người càng được quan tâm. Do đó, vấn đề giảm giờ làm là mục tiêu được nhiều quốc gia hướng đến.

Trí Quang bổ sung: “Một doanh nghiệp hướng tới mục đích phát triển dài hạn thì cần coi trọng đến đời sống của nhân viên. Việc giảm thời gian làm sẽ khiến nhiên viên cống hiến nhiều hơn cho công việc, từ đó, hiệu suất làm việc cũng cao lên. Nhớ đó, doanh nghiệp có thể phát triển về lâu về dài".

Nam ứng viên ủng hộ quan điểm chỉ làm 4 ngày, sếp Hoàng Nam Tiến phản bác: “Tại sao chúng ta không làm việc 7 ngày/tuần?” - Ảnh 3.

Quan điểm của Chủ tịch FPT Telecom Hoàng Nam Tiến

Phản hồi về phần trả lời của ứng viên, sếp Hoàng Nam Tiến cho biết trước đây chúng ta không có ngày nghỉ cuối tuần… Số đơn vị làm việc 5 ngày/tuần, 8 tiếng/ngày vẫn chưa phổ biến trên tổng số người lao động Việt Nam.

Phong trào làm việc 4 ngày/tuần xuất phát từ các nước Bắc Âu. “Vì vậy, câu hỏi này đánh bẫy các bạn", ông Hoàng Nam Tiến nói. “Thực ra các bạn nên thử lật ngược vấn đề: Tại sao chúng ta không làm việc 7 ngày/tuần?".

Theo chủ tịch FPT Telecom, đây là vấn đề của cân bằng cuộc sống. Có rất nhiều người lấy làm việc là hạnh phúc và quyền lợi. Còn về bản thân minh, ông Hoàng Nam Tiến thú nhận mình rất thích được nghỉ.

Cuối cùng, ông kết luận: Đây là câu hỏi không có đúng sai, mục đích chính là để thử khả năng lập luận của ứng viên trước một vấn đề.

Nam ứng viên ủng hộ quan điểm chỉ làm 4 ngày, sếp Hoàng Nam Tiến phản bác: “Tại sao chúng ta không làm việc 7 ngày/tuần?” - Ảnh 4.

Ông Hoàng Nam Tiến nhận xét về câu trả lời của ứng viên. Ảnh: Cơ hội cho ai

Bài học dành cho những người trẻ

Sau phần trả lời của hai ứng viên, Lưu Trí Quang phải ra về trong tiếc nuối. Chàng trai 24 tuổi chia sẻ bài học lớn nhất mình có được là trước mỗi tình huống phải suy xét vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau. Anh chia sẻ: “Mình nên xem xét kỹ vấn đề diễn ra ở đâu để đưa ra phương án thích hợp".

Trong công việc, sẽ có nhiều câu hỏi và tình huống mà chúng ta không ngờ đến. Khi tiếp cận một vấn đề, chúng ta cần suy nghĩ linh hoạt, tiếp cận từ nhiều chiều để có thể xử lý một cách khôn khéo và ổn thỏa nhất.

Có thể thấy rằng, một câu hỏi phỏng vấn thông thường cũng gắn liền với lối suy nghĩ của một người, thể hiện được đặc điểm tư duy của họ. Sau tất cả, phỏng vấn công việc là một kỹ năng. Muốn có được kỹ năng này, bạn phải không ngừng rèn luyện để đưa ra tư duy bậc cao có thể giải quyết được nhiều vấn đề trong các trường hợp bất ngờ không thể lường trước được một cách khôn ngoan.

Thùy Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên