MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam vận động viên tiết lộ “cái giá phải trả” cho tấm HCV bơi lội Olympic: Đây là lý do những người giỏi thường cô đơn

02-08-2021 - 20:38 PM | Sống

Nam vận động viên tiết lộ “cái giá phải trả” cho tấm HCV bơi lội Olympic: Đây là lý do những người giỏi thường cô đơn

Hành trình đến thành công thường không dễ dàng và không phải ai cũng có thể chạm đến đỉnh vinh quang. Chỉ những người đã trải qua mới có thể thấu hiểu cảm giác trên con đường đơn độc này.

Ryan Murphy là một vận động viên bơi lội cạnh tranh người Mỹ chuyên bơi ngửa. Anh là người 4 lần đoạt huy chương vàng Olympic và là kỷ lục gia thế giới ở nội dung 100 mét ngửa nam. 

“Khi còn nhỏ, tôi luôn mơ ước được tham dự Thế vận hội”, vận động viên bơi lội người Mỹ Ryan Murphy chia sẻ trong một bài phỏng vấn với CNBC.

Ở tuổi 26, Murphy đang hướng tới Thế vận hội khởi tranh tại Tokyo. Anh hy vọng sẽ lặp lại thành công của mình tại Thế vận hội Olympic 2016 ở Rio với ba huy chương vàng ở nội dung bơi ngửa 100 mét, 200 mét và tiếp sức hỗn hợp đồng thời lập kỷ lục thế giới.

Murphy bắt đầu bơi từ năm 4 tuổi. Niềm đam mê của anh bắt đầu khi gia đình đến Jacksonville, Florida.

Sau khi bơi ở trường trung học, Murphy đến Đại học California, Berkeley, tại đây anh đã giành được chức quán quân tại cả hai nội dung bơi ngửa và vô địch NCAA trong 4 năm liên tiếp, cùng nhiều giải thưởng khác. Nam vận động viên duy trì hơn 30 giờ mỗi tuần luyện tập và thi đấu song song với việc học tại Trường Kinh doanh Haas.

Ngoài ra vào những ngày nghỉ, Murphy còn có sở thích theo dõi thị trường chứng khoán. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2017, anh chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp.

Để đạt được hiệu suất cao nhất, Murphy cho biết bản thân dành nhiều thời gian để tìm hiểu về dinh dưỡng, giấc ngủ và phục hồi.

Trở thành một vận động viên ưu tú không dễ dàng, Murphy chia sẻ: “Hành trình để giành ngôi vị đứng đầu thường cô đơn. Có rất nhiều việc phải làm để cố gắng trở thành người giỏi nhất”.

Nam vận động viên tiết lộ “cái giá phải trả” cho tấm HCV bơi lội Olympic: Đây là lý do những người giỏi thường cô đơn - Ảnh 1.

Khoảnh khắc sẵn sàng cho Thế vận hội

Khi xem Thế vận hội 2000, lúc đó Murphy còn là một đứa trẻ 5 tuổi, khi đó điều duy nhất đọng lại ở cậu bé là mình thực sự thích môn thể thể thao này.

Năm 16 tuổi, nam vận động viên đứng thứ 4 và thứ 6 trong cuộc đua 200m và 100m bơi ngửa. Đó là một bước đột phá lớn đối với anh. Vào thời điểm đó, anh đã hoàn toàn xác định được mục tiêu mà mình hướng đến đó là tham gia thi đấu tại Olympic.

Đối phó với áp lực trước một cuộc cạnh tranh lớn

Murphy tiết lộ mình thích nghe nhạc ngay trước cuộc đua. Nó giúp anh thư giãn và thoải mái trước khi đối mặt với áp lực.

Một trong những điểm mạnh của nam vận động viên là đối phó với những khoảnh khắc “siêu áp lực”. Anh thường xuyên tạo áp lực cho bản thân trong mọi tình huống kể cả trong tập luyện để có thể thích ứng trong cuộc đua chính thức.

Ngoài ra anh còn có một bí quyết khác đó là dành thời gian mỗi ngày để thiền.

Trong thi đấu, Ryan Murphy sẽ nhìn xung quanh các đối thủ khác để lấy động lực, nhưng về cơ bản, điều mà anh tập trung hàng đầu là chiến lược và cố gắng thực hiện điều đó tốt nhất có thể.

Không thể tránh khỏi những thất bại trong tất cả các cuộc thi. Tuy nhiên Murphy không vì điều đó mà bỏ cuộc. Thay vào đó anh tự hỏi bản thân mình đã làm không tốt ở đâu? Làm thế nào để cải thiện khuyết điểm đó? 

Nam vận động viên tiết lộ “cái giá phải trả” cho tấm HCV bơi lội Olympic: Đây là lý do những người giỏi thường cô đơn - Ảnh 2.

Bí quyết xử lý thất bại

Ryan Murphy cho biết mình học được rất nhiều điều từ những trận thua hoặc khi thất vọng trong một cuộc đua. Sau trận thua, anh thường nghỉ ngơi một tuần sau đó và cố gắng không nghĩ về nó để bản thân lắng lại cảm xúc.

Sau đó, anh sẽ quay lại và viết ra một số điều khiến bản thân không thoải mái và cố gắng trò chuyện đồng thời xin lời khuyên từ tất cả những người đang ủng hộ mình. 

Tìm kiếm sự cân bằng  Nam vận động viên dành nhiều thời gian cho việc học hỏi trong nhiều lĩnh vực như dinh dưỡng, phục hồi, ngủ nghỉ. Nhưng việc lặp lại các thói quen khiến mọi người dễ trở thành một “người máy” và chỉ có hứng thú với môn thể thao của mình. Vì vậy, anh lưu ý mọi người cũng cần có thời gian cho bản thân để thư giãn và làm những điều mình yêu thích. Cảm xúc khi trở thành người đứng đầu

Hành trình đến ngôi vị quán quân phải đối mặt với sự cô đơn. Có rất nhiều công việc phải cố gắng để trở thành người giỏi nhất, nhưng Murphy may mắn khi có những người xung quanh anh hiểu điều đó.

Việc có những người ủng hộ luôn đồng hành bên cạnh có ý nghĩa rất lớn trên con đường đi đến thành công. Họ là những người có thể hỗ trợ đồng thời là nhà tâm lý học cho mỗi chúng ta. Ryan Murphy cho biết có rất nhiều lần khi anh tập luyện quá sức, bị suy sụp và không thể lạc quan thì gia đình, bạn bè và các huấn luyện viên đã nâng anh dậy bằng những lời động viên: “Hãy nhìn xem, bạn đã làm rất nhiều việc và bạn có thể bị thất bại, nhưng tất cả những điều này đều đáng giá”.

Nguồn: CNBC

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên