Nâng lãi suất, Fed đang chơi với lửa
Trong 3 lần riêng biệt kể từ năm 2013, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từng gây ra nhiều cú sốc cho hệ thống tài chính toàn cầu khi cố gắng thắt chặt chính sách tiền tệ, và mỗi lần Fed đều phải rút lui một phần để ngăn chặn tình trạng hỗn loạn.
- 16-03-2017Fed tăng lãi suất lần 2 trong 3 tháng, Warren Buffett chính là người "cười tươi nhất"?
- 16-03-2017Các ngân hàng lớn nhất trên phố Wall phản ứng như thế nào với quyết định của Fed?
- 16-03-2017Fed tiếp tục tăng lãi suất lần thứ hai trong 3 tháng
Từ đó, dù không hoan nghênh nhưng Fed cũng dần quen với vai trò như là ngân hàng trung ương thế giới, một thế lực tiền tệ siêu cường mà không thể đặt ra điều kiện thanh khoản cho Mỹ. Phản ứng ngược của quốc tế vào nền kinh tế Mỹ từ bất kỳ sai lầm nào đều là tức thời và khủng khiếp.
Trong những tháng gần đây, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã cẩn thận kiểm tra bối cảnh toàn cầu trước khi hành động và nghĩ rằng giờ không còn gì cản trở. Tín hiệu về đợt tăng lãi suất lên 1% hôm thứ 4 (giờ Mỹ) từng được phát đi rộng rãi trước đó nên các nhà đầu tư đã kịp điều chỉnh xong.
Các thị trường mới nổi dường như có thể nhún vai. Trung Quốc đã khôi phục lại sự tự tin trong chế độ tỷ giá. Việc thoát vốn có vẻ đang được kiểm soát. Sự chuyển đổi của châu Âu đối với việc giảm dần trái phiếu làm giảm nguy cơ đồng USD đang tăng mạnh. Tuy nhiên, không ai thực sự biết được liệu thế giới có thể chịu được tổng cộng 6 hoặc 7 đợt tăng trong giai đoạn 2017 và 2018 như đã được phác họa trong kịch bản "chấm điểm" của Fed hay không.
"Hệ thống tài chính có tỉ lệ vay nợ cao của chúng ta giống như một chiếc xe tải chứa đầy chất nổ trên một con đường gập ghềnh. Đừng bị lóa mắt bởi ảo ảnh tăng trưởng 3% - 4% của Trump và những lợi ích kỳ diệu của việc cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định", Bill Gross, chuyên gia trái phiếu từ Janus, nói.
Nhìn qua, lãi suất 1% thấp một cách đáng buồn cười trong 8 năm mở rộng nền kinh tế. Đây là mức âm sâu nếu tính theo giá trị thực tế. Tiền tiết kiệm ngân hàng đang bị đẽo dần đi.
Nhưng chúng ta không phải đối phó với hoàn cảnh bình thường. "Lãi suất ngầm" Wu-Xia của Fed Atlanta cho thấy việc thắt chặt kết hợp cho đến nay trong chu kỳ này tương đương với 13 lần tăng lãi suất, nếu tính cả việc thu hồi các gói kích thích từ nới lỏng định lượng và hướng dẫn chuyển tiếp. Nếu vậy, chúng ta có thể đang đến gần đoạn kết.
Mô hình Wu-Xia và những mô hình tương tự cho thấy sự sụt giảm không ngừng của lãi suất tự nhiên qua nhiều thập kỷ. Mỗi đỉnh và mỗi đáy đều thấp hơn. Đó là hậu quả giảm phát của một thế giới méo mó vì năng suất quá mức (Trung Quốc), tiêu dùng ít (châu Âu), và sự tiết kiệm thái quá (bất bình đẳng).
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers cho rằng lãi suất tự nhiên đã giảm tới âm 3% trong tầm nhìn u ám của ông về sự trì trệ thực tế. Liệu ông có sai? Chúng ta chưa biết.
Những gì chúng ta biết là thế giới hậu chiến chưa bao giờ phụ thuộc vào đồng bạc xanh đến thế hoặc quá nhạy cảm với chi phí vay của Mỹ. Nợ USD ở nước ngoài đã tăng gấp 5 lần lên 10 nghìn tỷ USD kể từ năm 2002.
Đây là kết quả của việc toàn cầu hoá và các chính sách của Fed về lãi suất bằng không và QE (nới lỏng định lượng), làm cho dòng tiền USD giá rẻ ngập thị trường mới nổi và hút họ vào trải nghiệm nợ của phương Tây. Khế ước với quỷ dữ (Faustian Pact) này đang bủa vây Fed. Tổ chức này không thể dễ dàng tách mình ra.
Khi cuộc khủng hoảng Lehman xảy ra, Trung Quốc và các thị trường mới nổi từng đủ sức chống đỡ nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay chính họ cũng phải đối mặt với các mức độ hao mòn tín nhiệm khác nhau. Tỷ lệ nợ/GDP đã tăng 41 điểm phần trăm ở các nước đang phát triển kể từ năm 2008, và 33 điểm ở các nước giàu.
Việc vay nợ này là một tai nạn đang chờ để xảy ra. Phân tích của Ngân hàng thanh toán quốc tế cho thấy thứ kích hoạt tiềm tàng là một đồng USD mạnh, gây ra sự co lại của bảng cân đối ngân hàng thông qua các hợp đồng bảo hiểm rủi ro. Fed phải hành động cực kỳ cẩn thận.
Nền kinh tế chậm lại
Điểm nổi bật về đợt tăng lãi suất lần này là có vẻ nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, và điều này được nhận ra bởi việc lợi tức trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm. Nếu thị trường đang giảm, bạn có thể tìm thấy nhiều tín hiệu cảnh báo. Các khoản vay ngân hàng thương mại đã giảm đi trong 3 tháng qua. Bộ chỉ số theo dõi GDP tức thời của Fed Atlanta đột ngột giảm xuống mức tăng trưởng hàng năm là 0,9% trong quý đầu tiên.
Nguồn cung tiền M3 rộng đang có xu hướng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 55 tháng và đang bắt đầu đánh dấu tính dễ gãy vào cuối chu kỳ. "Điều cuối cùng họ cần phải làm là suy nghĩ về tăng lãi suất",Patrick Perret-Green của AD Macro cho biết.
Tuy nhiên, sự sốt sắng của FOMC hơi kỳ quặc. Krishna Guha tại Evercore ISI cho biết, lần đầu tiên trong năm, Fed không bị ép phải hành động dưới áp lực của thị trường hay vì những lời lỡ nói ra trước đó. Đây là một "động thái tùy ý", một dấu hiệu cho thấy FOMC không tự kiềm chế được và cương quyết nhanh chóng mang lãi suất thực trở về 0.
Nói một cách khác, Fed lo sợ bị tụt lại trong trường hợp lạm phát xảy ra để rồi lại phải sập vào phanh sau đó. Hawks cho biết lãi suất thực ra phải là 3,9% nếu theo quy tắc Taylor.
Phục hồi hàng hóa chững lại
Việc có bất kỳ áp lực giá nào như vậy hay không thì ít rõ ràng hơn vẻ ngoài. Lạm phát cơ bản đã tăng nhưng đó là ảnh hưởng một lần của việc chi phí dầu tăng trong quá khứ. Dầu thô đã giảm trở lại mức tháng 12. Sự phục hồi hàng hóa đã chững lại. Từ bây giờ việc thắt chặt ngầm của ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả.
Lạm phát PCE (Chi tiêu tiêu dùng cá nhân) lõi ở Mỹ đã tăng nhẹ lên 1,7% nhưng chưa có gì nghiêm trọng. Số liệu việc làm của Mỹ và mức độ tự tin của người tiêu dùng vẫn khỏe mạnh, nhưng đây là các chỉ số tụt hậu.
Tiền lương thực ở Mỹ giảm trong cả tháng 1 và tháng 2. Nếu thực sự là lạm phát ở Mỹ, thì đây là suy thoái lạm phát (stagflation). Đó không phải là một viễn cảnh tươi đẹp cho các thị trường vốn cổ phần đặt cược vào một sự bùng nổ kinh tế sắp tới. Tỉ lệ giá thu nhập điều chỉnh theo chu kỳ Shiller CAPE trên phố Wall là 28,66, cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong 130 năm, trừ những đỉnh cực trị vào những năm 1929 và 2000.
"Thị trường đang được định giá quá cao". nhà sáng lập ra chỉ số, cũng là người từng đoạt giải Nobel, Robert Shiller cho biết. Nó đang không tính đến chính sách kích thích tài chính và cải cách thuế cơ bản của chính quyền Trump trước khi bất kỳ thỏa thuận nào kết thúc.
Người ta gần như tự hỏi liệu có phải Fed thực sự đang tăng lãi suất để đâm thủng bong bóng tài sản do những thúc giục về mặt đạo đức, giống như đã từng làm từ năm 1928 đến năm 1929 sau khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại. Dù gì, tổ chức này chắc chắn đã thành công trong việc đập vỡ bong bóng đó.
Người Đồng hành