Nhu cầu dầu mazut châu Á năm 2016 sẽ tiếp tục giảm
Thị trường dầu nhiên liệu châu Á năm 2015 sụt giảm, và triển vọng năm 2016 sẽ còn giảm thêm nữa do nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu Trung Quốc chậm lại và kinh tế các nước châu Á yếu đi ảnh hưởng tới tiêu thụ dầu cho các nhà máy điện cũn như mậu dịch đường biển.
- 27-01-2016Nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô bị suy giảm rất mạnh
- 21-01-2016Giảm gần 7%, giá dầu thô xuống dưới 27 USD/thùng
- 14-01-2016Giá dầu thô Brent xuống dưới 30 USD/thùng
BMI Research dự báo giá dầu nhiên liệu (dầu mazut) loại 180cst tại Singapore – tham chiếu cho toàn châu Á – năm 2016 sẽ trung bình 242,21 USD/tấn, giảm khoảng 21% so với năm 2015.
Việc kinh tế Trung Quốc tăng chậm nhất trong vòng 25 năm và các cường quốc thương mại ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đang chật vật để giữ cho kinh tế tiếp tục tăng trưởng, sẽ làm cho nhu cầu dầu nhiên liệu dùng trong vận chuyển các container ở châu Á trì trệ trong năm 2016, làm gia tăng sức ép lên thị trường vốn đã trải qua năm 2015 đầy khó khăn.
Cước vận tải đường thuỷ từ tháng 12 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng nhiều năm bởi công suất dư thừa trong khi nhu cầu chậm lại.
Dầu nhiên liệu dự báo sẽ giảm giá tương ứng với dầu thô trong năm nay. Hãng tư vấn Energy Aspects dự báo mức trừ lùi giá dầu 180cst tại Singapore so với dầu thô tại Dubai sẽ trung bình 11 USD/thùng trong năm nay, giảm so với 6,75 USD/thùng năm 2015.
“Không may là triển vọng thị trường dầu nhiên liệu châu Á năm 2016 không sáng sủa bởi nhiều yếu tố liên qua tới cả cung và cầu”, ông Ralph Leszczynski thuộc hãng môi giới vận tải Banchero Costa cho biết.
Dầu nhiên liệu 380cst kỳ hạn giao sau một tháng tại Singapore – loại chủ yếu sử dụng cho tàu thuỷ vượt đại dương – năm 2015 có giá trung bình rẻ hơn 50% so với năm trước đó, và tiêp tục giảm từ đầu năm tới nay, với mức giá hiện tại rẻ hơn 50% so với đầu năm.
Việc các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ (teapot) của Trung Quốc chuyển từ nhập khẩu dầu nhiên liệu sang dầu thô sẽ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới nhu cầu dầu nhiên liệu trong năm 2016.
Kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ càng gây áp lực giảm nhu cầu dầu nhiên liệu, bởi phần lớn các teapot của Trung Quốc chuyển hướng mua dầu thô thay vì dầu nhiên liệu, bởi quá trình lọc dầu thô họ sẽ còn thu được một số chế phẩm khác như xăng và dầu diesel.
Hơn 20% teapot của Trung Quốc đã có đủ điều kiện nhập khẩu dầu thô trực tiếp với hạn ngạch 37,6 triệu tấn trong năm 2015. Các nhà phân tích của hãng Barclays dự báo hạn ngạch này sẽ tăng lên 87,6 triệu tấn trong năm 2016, và kết quả là nhu cầu dầu nhiên liệu của nước này năm nay sẽ giảm khoảng 15%.
Nhập khẩu dầu nhiên liệu vào Trung Quốc đã giảm 12,9% trong năm 2015 so với năm trước đó, chỉ đạt 15,4 triệu tấn, theo số liệu của Hải quan nước này, mà theo Barclays thì “nguyên nhân cũng bởi xu hướng giảm nhập khẩu dầu nhiên liệu và tăng nhập khẩu dầu thô”.
Trong khi sự giảm sút nhu cầu của Trung Quốc sẽ gây áp lực lớn lên thị trường dầu nhiên liệu, thì nhu cầu tiêu thụ loại dầu này ở Nhật Bản cũng giảm bởi Nhật đang khởi động lại các nhày máy điện nguyên tử và giảm sản lượng ở các nhà máy điện sử dụng năng lượng hoá thạch.
Nhu cầu nhiên liệu trong vận tải thuỷ trì trệ càng khiến cho thị trường dầu nhiên liệu khó khăn thêm.
BMI cho biết nhiều tàu thuỷ đang nhàn rỗi. Nhu cầu vận tải thấp khiến các tàu thuỷ khi chạy trên biển cũng giảm tốc độ để tiết kiệm nhiên liệu và giảm chi phí, càng ảnh hưởng tới nhu cầu dầu nhiên liệu.
Mặc dù có một số sóng tăng ngắn, song doanh số bán nhiên liệu hàng hải tại Singapore từ năm 2011 đến nay nhìn chung không thay đổi, ở mức trung bình khoảng 3,6 triệu tấn/tháng.
Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố tích cực cho thị trường này. Đó là nguồn cung giảm dần bởi xuất khẩu từ Nga có thể giảm, đồng nghĩa với xuất khẩu từ châu Âu sang châu Á giảm.
Nga dự kiến tăng thuế xuất khẩu dầu nhiên liệu trong năm 2016 sẽ đẩy giá dầu nhiên liệu cũng như dầu thô tăng lên. Được biết, với giá dầu thấp như hiện nay thì xuất khẩu dầu nhiên liệu gần như khong mang lại chút lợi nhuận nào cho các nhà máy lọc dầu của Nga.