Nên đầu tư vào kênh nào trước bối cảnh lạm phát tăng mạnh?
Áp lực lạm phát đang khiến các nhà đầu tư tìm xu hướng bảo lưu tài sản và tìm kênh tích lũy an toàn giữa thời biến động. Vậy đâu mới là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả?
Lạm phát ảnh hưởng tới mỗi gia đình
Những ngày qua, thị trường nhiên liệu thế giới biến động mạnh với dầu thô vọt lên gần 140 USD/thùng. Viễn cảnh dầu thô vượt đỉnh năm 2008 lên 150 USD/thùng là không xa.
Theo đó, giá xăng trong nước được dự báo sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít. Giá dầu thế giới tăng, kéo theo nhiều mặt hàng VN đang phụ thuộc nhập khẩu đều tăng như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu phân bón, sắt thép, khí đốt hóa lỏng… Các đơn vị logistics cũng báo giá vận tải trong nước đã tăng mạnh.
Chưa kể, năm 2022 một gói 800.000 tỉ đồng dự kiến sẽ được bơm ra thị trường trong thời gian tới. Chi phí sản xuất tăng mạnh kết hợp với lượng tiền đổ ra thị trường khiến lạm phát giờ không còn là là nguy cơ mà đã hiện hữu, ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi gia đình.
Dòng tiền dồn về BĐS, giá dự báo tăng mạnh
Để bảo toàn dòng tiền trước thực trạng lạm phát, nhà đầu tư đang tìm đến nhiều kênh tích trữ tài sản hiệu quả. Tuy nhiên, trong những ngày qua, thị trường vàng tiếp tục có nhiều rủi ro.
Theo các chuyên gia đánh giá: "Lạm phát trên phạm vi toàn cầu khiến "một đồng tiền của ngày mai sẽ không giá trị bằng đồng tiền của ngày hôm nay". Giữa bối cảnh này, các nhà đầu tư sẽ phải rút tiền ra khỏi ngân hàng vốn có lãi suất không bao giờ đuổi kịp tốc độ lạm phát và các kênh đầu tư (như vàng, chứng khoán, tiền ảo rúi ro cao) để đổ vào các kênh đầu tư hiệu quả vượt trội như bất động sản.
Hình thực tế khu dân cư - thương mại An Residence
Đây là bài học đã được minh chứng qua nhiều thời kỳ lạm phát cả ở Việt Nam và thế giới. Đơn cử, giai đoạn 2006-2008, Việt Nam bị cuốn vào chu kỳ lạm phát mạnh cùng với nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn này, giá nhà đất đã tăng 100 - 150% chỉ trong một năm, tăng mạnh nhất trong lịch sử.
Lộ diện kênh đầu tư hấp dẫn
Xác định BĐS là đích đến, song điều nhiều nhà đầu tư quan tâm lúc này là rót tiền vào khu vực nào, phân khúc nào?
Thống kê của CBRE và Savill đều đồng quan điểm khi nguồn cung nhà ở tại TP.HCM tiếp tục sụt giảm và thấp chạm đáy trong 6 năm qua. Thị trường không ghi nhận nguồn cung đất nền – dòng sản phẩm trong rổ hàng tích trữ tài sản của người Việt với ưu điểm giá mềm, tỷ suất sinh lời luôn cao nhất trong mọi phân khúc. Đơn cử theo thống kê của batdongsan.com.vn, tại Bình Dương trong giai đoạn 2018-202 nếu vàng tăng trưởng 51%, chung cư tăng 68% thì đất nền tăng đến 98%. Điều này đã tạo ra áp lực dịch chuyển đến thị trường liền kề đang phát triển mạnh như Bình Dương. Tuy nhiên nguồn cung của Bình Dương hiện cũng đang chững lại.
Đất nền Bình Dương chứng minh tiềm năng tăng trưởng vượt trội hơn nhiều kênh đầu tư khác
Thống kê từ DKRA Vietnam, trong cả năm 2021 đất nền của tỉnh này chỉ có khoảng 870 sản phẩm, tập trung ở các huyện vùng ven. Trong khi tại vùng lõi trung tâm phát triển mạnh như TP. Thuận An lại hoàn toàn vắng bóng, đặc biệt là dự án quy hoạch bài bản có pháp lý sạch. Ghi nhận cho thấy, các sản phẩm đất nền ở khu vực hiện chủ yếu là thứ cấp, hộ lẻ nằm trong khu dân cư trong khi nguồn cung căn hộ chiếm áp đảo.
Đến đầu năm nay, thị trường Thuận An mới có thêm nguồn cung đất nền sơ cấp được chào bán đến từ Khu Dân cư – Thương mại An Residence. Đây là dự án đất nền được đầu tư bài bản hiếm hoi trong vài năm qua với hạ tầng đã hoàn thiện 100%: hệ thống điện - cáp âm, cây xanh, công viên, đèn chiếu sáng, cung cấp ra thị trường số lượng hữu hạn chỉ 200 nền diện tích đa dạng từ 67 – 126m2. Đáng chú ý An Residence đã hoàn thiện GPXD và sẵn sàng sang tên sổ đỏ từng nền, mang đến khoản đầu tư an toàn tuyệt đối. Đây là yếu tố hàng đầu tạo nên thanh khoản và giá trị cao của sản phẩm. Tuy nhiên hiện không nhiều dự án trên thị trường TP.HCM và cả Bình Dương sở hữu được pháp lý "cực mạnh" này.
Đáng chú ý, nằm trong lõi trung tâm TP. Thuận An, sở hữu vị thế độc tôn ngay mặt tiền đường 22/12 - Thuận An Hoà, kế bên Vsip1, Aeon Mall, sân golf Sông Bé – nơi đang tập trung phát triển dày đặc hàng chục ngàn căn hộ với mức giá lập đỉnh lên đến gần 50 triệu mỗi m2 chưa VAT (theo thống kê của DKRA) song với mức của dự án được công bố chỉ từ 36 triệu/m2 (đã VAT), đồng thời được ngân hàng cho vay 70%, ân hạn gốc. Mức chênh lệch lớn giữa mặt bằng giá căn hộ với giá đất nền trong khi đất nền là kênh đầu tư đã khiến nhà đầu tư nhanh chóng săn tìm sản phẩm này để tích trữ tài sản, trước khi giá trị tăng quá cao do áp lực lạm phát đang hiện hữu từng ngày.