MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số?

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số?

Bloomberg trước đó đưa tin, hậu quả từ ảnh hưởng của những đợt tăng số ca nhiễm biến thể Delta đã ngày càng rõ đối với các nền kinh tế châu Á, khi các nước đang tiếp tục áp dụng biện pháp cách ly, cũng như các hãng máy bay vẫn đóng bụi trên đường băng.

Những dấu hiệu rõ nhất chính là từ dữ liệu về di chuyển của Google. Tại Trung Quốc, tỷ lệ di chuyển đường hàng không đang giảm mạnh, tương tự như Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác. Bên cạnh đó, ngành sản xuất trong khu vực cũng đang chịu tác động đáng kể.

Bởi vậy mà vừa qua, các chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs đã cảnh báo về sự giảm tốc độ phát triển đối với thị trường Trung Quốc, cũng như khả năng tăng trưởng chậm lại ở các nước châu Á khác. HSBC Holdings cũng cảnh báo ngành điện tử châu Á đã đạt mức đỉnh điểm, đồng nghĩa với việc ngành xuất khẩu công nghệ lãi suất cao có khả năng đang mất đi vị thế.

Bloomberg Economics mới đây cho hay, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi trong quý này. Song nhiều chuyên gia cũng cảnh báo, sự lây lan mạnh mẽ của biến thể Delta đang ảnh hưởng tới những ngành nghề quan trọng của khu vực.

Tác động di chuyển do lệnh giãn cách

Những quy định về hạn chế đi lại đã tác động đáng kể đến người tiêu dùng. Chưa kể, nhóm ngành dịch vụ sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả. Tại Australia, 2 thành phố lớn nhất đều đang bị phong toả. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh kiểm soát dịch, đúng vào giai đoạn kỳ nghỉ hè.

Giới chuyên gia đã theo dõi các số liệu về di chuyển từ Google nhằm đánh giá tác động đối với ngành bán lẻ.

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số? - Ảnh 1.

Hoạt động bán lẻ tại những nền kinh tế lớn khu vực châu Á - Thái Bình Dương so với giai đoạn trước dịch Covid-19. Nguồn: Báo cáo số liệu di chuyển cộng đồng của Google.

Tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19

Số ca nhiễm, số ca tử vong và tỷ lệ tiêm vaccine tại các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số? - Ảnh 2.

Nguồn: Johns Hopkins, phân tích bởi Bloomberg ngày 9/8.

Vận tải giảm mạnh

Tại Trung Quốc, tác động của những hạn chế mới áp dụng lên hoạt động đi lại có thể được nhìn rõ hơn qua các số liệu sau:

Báo cáo từ Tổ chức hàng không có uy tín Official Airline Guide (OAG) cho hay, số ghế được chào bán bởi các hãng hàng không giảm 32% trong vòng 1 tuần. Những số liệu giảm mạnh này của Trung Quốc phần nào tác động đến con số sụt giảm 6,5% của toàn cầu, khi khả năng hồi phục ngành du lịch tại châu Âu và bắc Mỹ cũng bắt đầu trì trệ.

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số? - Ảnh 3.

Nguồn: OAG.

Tại Việt Nam, vận tải hành khách tháng 7/2021 ước đạt 146,3 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 50,4% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa ước đạt 111,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 24,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số? - Ảnh 4.

Giai đoạn đỉnh điểm xuất khẩu hàng điện tử đã kết thúc

Hàn Quốc từ lâu đã được coi là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu trên thị trường thương mại toàn cầu. Nhờ xu hướng bùng nổ công nghệ trên thế giới, lượng hàng hóa xuất khẩu của Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực công nghệ, từ chất bán dẫn tới pin sạc lại, đã tăng mạnh mẽ kể từ khi đại dịch bùng phát.

Song, ngay cả khi chip điện tử - ngành hàng đang có nhu cầu cao, vẫn được đánh giá rằng giai đoạn bùng nổ nhất của xuất khẩu hàng điện tử có thể đã kết thúc.

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số? - Ảnh 5.

Hàn Quốc dự kiến lượng hàng xuất khẩu cao kỷ lục vào năm 2021. Nguồn: Bộ Tài chính, Bloomberg.

Chỉ số quản lý thu mua của ngành sản xuất (PMI)

Tháng 7 vừa qua, các điều kiện kinh doanh của lĩnh vực sản xuất khu vực Đông Nam Á tiếp tục suy giảm. Việc tái bùng phát các ca nhiễm Covid-19 và các biện pháp hạn chế thắt chặt kéo theo khiến nhu cầu tiếp tục giảm, từ đó sản lượng xuất xưởng giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2020.

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số? - Ảnh 6.

Nguồn: IHS Markit.

Chỉ số PMI toàn phần giảm thành mức thấp của 13 tháng là 44,6 trong tháng 7, tức là nằm sâu hơn trong vùng suy giảm so với kết quả của tháng 6 là 49 điểm. Hơn nữa, số liệu mới nhất cho thấy sức khỏe của lĩnh vực sản xuất giảm nhanh nhất lần thứ 5, và mức suy giảm nhìn chung là mạnh.

Lạm phát

Hiện tại, lạm phát vẫn được đánh giá chưa phải là một mối đe doạ lớn đối với tiềm năng phục hồi kinh tế khu vực châu Á. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu đáng lo ngại. Trong tháng 7 vừa qua, lạm phát giá sản phẩm đầu ra tại nhà máy ở Trung Quốc tăng trở lại mức 9%, khi giá thành hàng hóa tăng cao.

Xu hướng này ước tính sẽ giảm dần trong những tháng tới, song điều đáng lo ngại hơn chính là khả năng giá thành sản phẩm đầu ra tăng cao sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm tại các quốc gia khác trong khu vực, cũng như toàn cầu.

Nền kinh tế châu Á bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta ra sao qua những con số? - Ảnh 7.

Giá thành sản phẩm đầu ra tăng cao, nhưng lạm phát giá thành tiêu thụ vẫn trong tầm kiểm soát. Nguồn: Cục thống kê Trung Quốc

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Chuyên gia kinh tế toàn cầu của Bloomberg Economics, ông Bjorn van Roye kết luận, khả năng phát triển kinh tế toàn cầu hiện đang khá ổn định. Tuy vậy, những cơn bùng nổ đại dịch gần đây tại châu Á có thể thay đổi cục diện này.

"Mặc dù các số liệu gần đây 'vẽ' lên một viễn cảnh đẹp, mọi thứ vẫn bất định và còn nhiều rủi ro. Làn sóng bùng nổ biến thể Delta đang đè nặng lên tiềm năng phát triển kinh tế của Trung Quốc, cũng như đe dọa khả năng phát triển của những quốc gia khác trong khu vực".

Anh Vũ

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên