Nền kinh tế thứ 2 thế giới bất ngờ đón ‘tin vui’ sau khi công bố hàng loạt dữ liệu mới
Dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã có một khởi đầu năm mới tươi sáng.
- 01-04-2024Những dự đoán đáng chú ý về thế giới năm 2040
- 01-04-2024Trung Quốc xuất hiện cộng đồng thích nuôi búp bê làm con
- 01-04-2024Nga công bố lời khai của nghi phạm vụ tấn công khủng bố phòng hòa nhạc ở Moscow
Khảo sát của Caixin cho thấy hoạt động sản xuất trong tháng 3 của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh nhất trong hơn một năm qua. Điều này chỉ ra nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có phần tăng trưởng ổn định.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) Caixin Trung Quốc vào tháng 3 đã đạt mức 51,1 điểm - mạnh nhất kể từ tháng 2 năm 2023 và tăng từ mức 50,9 hồi tháng 2. Điều này được cho là nhờ số lượng đơn đợt hàng mới từ khách hàng trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters, các nhà kinh tế đã dự kiến chỉ số này sẽ chỉ đạt 51 điểm. Nếu dưới mốc 50 điểm thì hoạt động sản xuất đang bị suy giảm.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng công bố dữ liệu khảo sát cho thấy chỉ số PMI chính thức đạt 50,8 điểm trong tháng 3/2024 - mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái và cũng mạnh hơn dự đoán đạt 49,9 điểm trong một cuộc khảo sát của Reuters.
Kết quả lạc quan này được công bố sau dữ liệu về doanh số bán lẻ và xuất khẩu tốt hơn mong đợi thời gian gần đây, cho thấy một khởi đầu năm mới tươi sáng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Những cuộc khảo sát này thường được cung cấp mỗi tháng để cho thấy tình hình kinh tế Trung Quốc. Khi khai mạc kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XIV, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 5% cho năm 2024, đồng thời đặt mức thâm hụt ngân sách tài chính ở mức 3% GDP.
Tuần trước Citi đã nâng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2024 lên 5% từ mức 4,6%, với lý do dữ liệu tích cực gần đây và việc Trung Quốc đưa ra những chính sách phù hợp.
Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh có thể phải sử dụng các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn để đạt được mục tiêu tăng trưởng cho năm 2024.
Niềm tin của doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2023 nhờ những tin tốt như giảm chi phí đầu vào.
Wang Zhe, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Caixin Insight Group, cho biết: “Giá nguyên liệu thô giảm làm giảm chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất, tạo điều kiện cho họ giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường”.
Tuy nhiên, các công ty cũng tỏ ra thận trọng trong việc bổ sung thêm nhân viên và các chỉ số phụ liên quan vẫn ở mức âm kể từ tháng 8 năm ngoái.
Wang cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những cơn gió ngược và một số yếu tố bất lợi, vì vậy Trung Quốc cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nhu cầu cả ở trong lẫn ngoài nước.
Tham khảo CNBC, Reuters
Nhịp sống thị trường
- Buồn của nền kinh tế số 1 châu Á: Thành phố công nghiệp top đầu chìm vào ‘giấc ngủ’, hàng loạt nhà máy đóng cửa, người trẻ lũ lượt di cư bỏ lại nhà cửa trống rỗng
- Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản