Nên trả việc kinh doanh vàng cho thị trường
Hiện Ngân hàng Nhà nước đang độc quyền sản xuất vàng miếng SJC cũng như nhập khẩu vàng. Theo các chuyên gia, nếu trả việc kinh doanh vàng cho thị trường, giá vàng miếng sẽ ngay lập tức hạ nhiệt và giảm chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu; giảm giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.
- 18-03-2024Giá vàng trong nước ngày 18/3: Vàng SJC và nhẫn trơn cùng lao dốc
- 17-03-2024Giá vàng đồng loạt giảm mạnh
- 17-03-2024Tâm lý lạc quan của giới phân tích về triển vọng giá vàng đã...biến mất, nhà đầu tư thì sao?
-
Sự phát triển tự do không có hành lang pháp lý đã khiến các công ty P2P biến tướng gây hệ luỵ xấu trong xã hội.
-
Tôi rất sợ chúng ta sẽ phải đối mặt với 'quả bom nợ', nhưng không phải trong năm 2019 hay 2020 mà là sau năm 2020
Cần xóa tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”
Mới đây, khi tham mưu sửa Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đưa ra loạt đề xuất, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và quy định hạn chế rủi ro thanh toán mua vàng miếng bằng tiền mặt. Đề xuất này nhằm phòng ngừa các rủi ro, nguy cơ phát sinh trong hoạt động kinh doanh vàng miếng của các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vàng, đảm bảo tuân thủ quy định về phòng chống rửa tiền.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng đề xuất xem xét có cơ chế quản lý phù hợp, tránh độc quyền, lợi ích nhóm cho các đơn vị kinh doanh vàng miếng tự niêm yết giá.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, theo quy định về phòng chống rửa tiền hiện hành, các tổ chức, cá nhân giao dịch vàng trị giá trên 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước. “Chủ trương của Chính phủ là thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Tôi nghĩ hành lang pháp lý đã có, vàng cũng không thể là mặt hàng ngoại lệ. Do vậy, đề xuất nói trên cũng không tác động nhiều đến thị trường vàng ”, ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, vấn đề quan trọng trong quản lý thị trường vàng nằm ở việc độc quyền và nhập khẩu vàng. Trước đây, Hiệp hội Kinh doanh vàng có nêu nhiều ý kiến với Ngân hàng Nhà nước liên quan đến việc sửa đổi Nghị định 24 về vấn đề này. Hiện tại, trong nghị định, Ngân hàng Nhà nước tham gia kinh doanh, sản xuất vàng để cung cấp cho thị trường. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước vừa độc quyền xuất nhập khẩu vàng, vừa độc quyền sản xuất vàng miếng SJC.
“Như vậy, Ngân hàng Nhà nước hiện nay vừa đá bóng vừa thổi còi. Nhà nước chỉ nên quản lý chứ không nên kinh doanh…”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết, Ngân hàng Nhà nước không thể cung cấp vàng nguyên liệu, bởi muốn có vàng để sản xuất phải nhập khẩu vàng. Muốn nhập khẩu vàng phải lấy tiền dự trữ quốc gia. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước không thể can thiệp thị trường bằng cách lấy ngoại hối mua vàng.
“Việc Ngân hàng Nhà nước không cho nhập khẩu vàng là có lý của họ. Chính vì thế nên không có nguồn. Trong khi đó, nguồn cung trong nước thiếu hụt khiến giá vàng tăng như hiện nay”, ông Hùng nói.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam khẳng định, phải tách bạch giữa quản lý và kinh doanh và trả việc kinh doanh cho thị trường. “Trước đây, trong nước có đến 10 thương hiệu vàng miếng và không có chuyện chênh lệch giá lớn. Mặc dù vàng miếng SJC có thị phần lớn nhất nhưng người dân vẫn có quyền lựa chọn các thương hiệu vàng miếng khác nhau mà chênh lệch giá vàng giữa các thương hiệu chỉ khoảng vài chục nghìn đồng/lượng. Khi áp dụng Nghị định 24, chỉ có 1 thương hiệu vàng miếng SJC và người dân không có sự lựa chọn nào khác”, ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết thêm, Nghị định 24 đã làm tốt vai trò chống vàng hóa. Hiện nay, người dân không còn dùng vàng để thanh toán và cũng không đầu tư mua vàng quá mức như trước đây và như vậy không được gọi là vàng hóa nền kinh tế.
Không thể để cơ quan quản lý kinh doanh vàng
Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, không thể để cơ quan quản lý đứng ra kinh doanh vàng như hiện nay. Năm 2012, người dân dùng vàng để thanh toán nên Ngân hàng Nhà nước đứng ra kinh doanh độc quyền. “Tôi cho rằng, đây là giải pháp mang tính chất tình thế. Thế nhưng giờ đây, không còn tình trạng vàng hóa nên không nhất thiết phải độc quyền”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đều phải bình đẳng như nhau. “Thật vô lý chỉ vì độc quyền mà chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC với các loại vàng khác lên đến hơn 10 triệu đồng/lượng. Khi có cạnh tranh không còn ai áp đặt, giá vàng sẽ cân bằng. Nếu làm như thế, ngay lập tức giá vàng SJC hạ xuống ngang bằng giá vàng khác”, ông Cường nói.
TS. Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển ngân hàng cho rằng, hiện nay, chênh lệch giá vàng miếng SJC với vàng trên thị trường thế giới lên tới 18 triệu đồng/lượng, thậm chí có thời điểm lên tới gần 20 triệu đồng/lượng. “Đây là điều quá bất ổn. Bởi khoảng cách chênh lệch này tác động tới tâm lý xã hội, có thể gây nên những rủi ro, tiêu cực đến an toàn của thị trường tài chính, tiền tệ, nền kinh tế…”, ông Hòe nói và cho rằng, Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng ra đời 12 năm trước đã giải quyết được tình trạng “lộn xộn” của thị trường vàng lúc đó. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan độc quyền sản xuất vàng miếng, độc quyền trong quản lý xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng, và SJC là thương hiệu vàng quốc gia.
“Cũng phải thừa nhận, Nghị định 24 được ban hành rất kịp thời và đã phát huy tác dụng khá tốt. Đến nay, khi thị trường đã ổn định, bình ổn, vàng cũng là loại hàng hóa, thế nên cần để thị trường vàng phát triển bình thường”, ông Hòe nói.
Ngày 18/3, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng giảm sau hơn 2 tuần “sốt” nhưng vẫn neo ở mức cao. Vào cuối ngày, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng miếng 79,4 - 81,4 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Vàng nhẫn tròn của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu được niêm yết mức giá 67,7 - 68,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tiền phong