Nên trữ rau trong tủ lạnh bao nhiêu ngày? Thói quen sai lầm có thể khiến gia đình rơi vào hiểm họa khôn lường
Trong thời điểm hiện tại, nhu cầu trữ rau trong tủ lạnh của mọi người không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, nên để trong bao lâu và bảo quản như thế nào để rau củ không mất chất, không bị biến tính, gây nguy hại khi sử dụng thì không phải ai cũng biết.
- 09-08-2021"Phải làm gì nếu đồng nghiệp vay tiền không trả?": Câu trả lời đơn giản nhưng rất khôn khéo của ứng viên đã ghi điểm tuyệt đối, càng ngẫm càng hay!
- 09-08-20212 triệu USD có thể mua được nhà như thế nào trên thế giới? Hong Kong chỉ đủ mua căn 70m2, Phuket rộng gấp 3 lần với trọn tiện nghi, còn ở Mỹ được 1 căn studio tại toà nhà mang tính biểu tượng
- 07-08-2021Top 10 vận động viên Olympic giàu nhất thế giới: Roger Federer sở hữu 450 triệu USD cũng chỉ đứng thứ 4, người đứng thứ 1 gây bất ngờ lớn - là cái tên không phải ai cũng biết
Ngày nay, cuộc sống của con người ngày càng hối hả, vội vã. Nhiều người không có đủ thời gian để mua rau tươi hàng ngày nên thường mua với số lượng lớn, đủ để ăn trong một thời gian dài.
Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi mà đại dịch Covid-19 vẫn đang gây ảnh hưởng không nhỏ, mọi người hạn chế ra đường và tiếp xúc lẫn nhau. Việc đi chợ và mua đủ thức ăn cho 2-3 ngày, thậm chí là 1 tuần càng trở nên phổ biến hơn cả.
Như vậy, nhu cầu trữ rau, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh trở nên cấp thiết hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng tận dụng đúng chức năng và lợi ích của chiếc tủ lạnh trong nhà.
Rất nhiều trường hợp đã mua quá nhiều thức ăn, sau đó trữ đầy các ngăn, nhưng rồi lại lãng quên, để chúng héo úa, thối rữa từ lúc nào không hay. Bên cạnh đó, bảo quản không đúng cách, thời gian quá lâu cũng có thể là nguyên nhân khiến các loại thực phẩm mất chất, hoặc bị biến tính, gây hại cho người sử dụng.
Quá trình này lại càng diễn ra nhanh chóng hơn với các loại rau, củ, quả. Vì thế, cần phải học cách bảo quản đúng đắn nhất, nhận thức những nguy cơ có thể khiến bữa ăn gia đình trở thành mối hiểm họa khôn lường sau đây:
Có nên bảo quản rau trong tủ lạnh lâu ngày hay không?
Thời gian bảo quản của mỗi loại rau quả thường không giống nhau và còn phụ thuộc vào môi trường trong tủ lạnh. Thông thường, bạn có thể bảo quản thực phẩm từ 3–7 ngày.
Nhiều người thường mua rau với số lượng lớn rồi trữ trong tủ lạnh, đủ để ăn trong một thời gian dài. Ảnh: linkedin
Nếu để lâu, rau củ sẽ bị mất chất dinh dưỡng theo thời gian. Nhiệt độ thấp của tủ lạnh có thể làm chậm tốc độ “lão hóa” của rau củ nhưng không có nghĩa là chúng sẽ giữ trọn vẹn chất lượng và dinh dưỡng bên trong. Do mất nước trong thời gian dài, rau sẽ bị héo, mất đi mùi vị và hình thức ban đầu.
Trong khi chuyển hóa đường và oxy thành carbonic, nước và nhiệt, rau vẫn sẽ tiếp tục “chín”, dù là với tốc độ chậm hơn chứ không bao giờ ngưng hẳn. Nếu bảo quản lâu, một số thực phẩm sẽ biến tính, tạo ra chất độc hại, ví dụ như khoai tây bị nảy mầm.
Bên cạnh đó, nguy cơ rau củ hư hỏng, thối rữa do nhiễm nấm, vi khuẩn vẫn khá cao dù bảo quản trong tủ lạnh.
Bên cạnh đó, đối với nguồn rau, củ nên dùng tươi càng sớm càng tốt, nếu để lâu lượng Nitrat sẽ gia tăng dần. Bản thân rau đã có chứa nitrat, một ion dinh dưỡng chứa nitơ rất cần thiết cho cây trồng, có nhiều trong các loại phân đạm, nhưng không có ý nghĩa với con người. Bản thân nitrat không có tác hại. Chất có tác hại chính là nitrit được chuyển hóa từ nitrat.
Một số nghiên cứu gần đây đã cho biết ăn rau củ quả giàu nitrat có thể gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư thực quản và dạ dày. Nitrat trong rau sau khi tới dạ dày có thể được chuyển hóa tạo ra chất Nitrosamin, là tác nhân gây ung thư.
Làm thế nào để giảm thiểu tác hại khi bảo quản rau củ?
1. Nếu có cơ hội, nhất định phải mua rau với số lượng đủ ăn, tránh lưu trữ quá lâu trong nhà, hạn chế để rau sau 5 - 7 ngày, trừ một số loại củ có thể bảo quản lâu hơn.
2. Cố gắng đi chợ vào buổi sáng để mua rau tươi mới.
3. Nếu có nhiều rau trong tủ lạnh, ưu tiên sử dụng các loại rau xanh trước vì chúng dễ hỏng hơn.
4. Để ngăn chặn sự hình thành nitrit, trước tiên nên chọn các loại rau lá xanh, sau đó là cà tím, hành và tỏi, dưa, các loại trái cây và thực vật thủy sinh.
Các loại thực phẩm khác nhau nên có phương pháp bảo quản tương ứng. Ảnh: Walmart
5. Các loại thực phẩm khác nhau nên có phương pháp bảo quản tương ứng
Hạt và quả khô: nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng, thông gió và khô ráo. (Đối với gạo và bột, chúng ta nên buộc kín, đậy nắp sau khi lấy).
Rau, quả, thịt, sữa: bảo quản theo đặc tính của thực phẩm và điều kiện bảo quản chỉ định, nên ăn trong thời gian nhất định để tránh bị nhũn hoặc hư hỏng.
6. Chú ý nhiệt độ của tủ lạnh: Bảo quản nhiệt độ thấp được chia thành làm lạnh và cấp đông. Nhiệt độ làm lạnh thường được sử dụng là 4 ~ 8 ℃ và nhiệt độ đông là -23 ~ -12 ℃. Nhiệt độ cao hơn sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, khiến thực phẩm dễ bị hư hỏng.
7. Lưu ý một số loại rau củ không nên bảo quản tủ lạnh: Tỏi, hành tây, khoai tây, khoai lang, bí đỏ...
Mẹo bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
1. Không nên cho quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh để đạt được hiệu quả làm lạnh.
2. Không đặt lẫn lộn thức ăn sống và chín với nhau.
3. Loại bỏ phần hư hỏng, giập nát trước khi cho vào tủ lạnh.
4. Không nên để rau củ ướt, ẩm khi cho vào tủ lạnh, dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nếu bạn muốn rửa sạch trước khi bảo quản thì nên đợi khô ráo hoàn toàn mới cho vào tủ.
5. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo điều kiện an toàn khi bảo quản thực phẩm.