Nếu con bạn thường xuyên nói về 3 câu này thì xin chúc mừng, bé sẽ có EQ cực cao
Trí thông minh (IQ) có thể được trau dồi và củng cố, nhưng trí tuệ cảm xúc (EQ) thì sao? Câu trả lời cũng là có thể.
- 19-03-2024Khi nhà tuyển dụng hỏi ''điểm yếu của bạn là gì?'', người thật thà quá mức thường bị loại, người EQ cao trả lời thế này liền được công ty "trải thảm" mời về
- 18-03-2024Giáo sư Đại học Thanh Hoa: Trẻ có 5 đặc điểm chứng tỏ EQ cao, tương lai rút ngắn thời gian đi đến đích thành công hơn trẻ bình thường
- 15-03-2024Nghiên cứu hành vi 200 trẻ em, chuyên gia phát hiện 4 dấu hiệu của trẻ EQ cao, nếu con bạn có đủ thì xin chúc mừng
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ thấy một số người EQ cao có mối quan hệ xã hội rất tốt. Năng lực của họ có thể không quá nổi bật nhưng dù đi đâu họ cũng được yêu mến. Một chuyên gia tâm lý người Mỹ từng chỉ ra rằng chỉ có 20% IQ đóng góp vào thành công của một người, trong khi EQ chiếm tới 80%. Bất kể con số này chính xác hay không thì vẫn không thể phủ nhận được tầm quan trọng của EQ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Những biểu hiện chính của trí tuệ cảm xúc là gì? Là có khả năng xử lý các mối quan hệ tốt hơn người khác, biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến người khác, đồng thời khiến mọi người xung quanh cảm thấy tự nhiên và thoải mái khi ở cạnh. Và nếu con bạn thường xuyên nói về ba câu này thì xin chúc mừng cha mẹ, con bạn có EQ cực cao đấy!
1. “Bố/Mẹ có mệt không?”
Những trẻ EQ cao thường có sự đồng cảm, tức là chúng có thể phát hiện ra những trạng thái bất thường ở người khác. Nếu bố tăng ca về muộn, trẻ sẽ hỏi: “Hôm nay bố đi làm có mệt không? Có vất vả lắm không?”. Nếu thấy mẹ đổ mồ hôi khi dọn dẹp, trẻ sẽ hỏi: “Mẹ ơi, mẹ có khát nước không? Mẹ có mệt? Con sẽ phụ giúp mẹ”.
Những đứa trẻ biết hỏi han "Bố mẹ có khỏe không?" "Bố mẹ có mệt không?" chắc chắn khi lớn lên sẽ có EQ cao và nhìn chung sẽ giữ được mối quan hệ rất hòa đồng với người khác.
2. “Con tự làm được, con không sao”
Những đứa trẻ có EQ cao sẽ cân nhắc cảm xúc của người khác khi gặp chuyện gì đó, nói chung những gì chúng cảm thấy mình có thể chịu đựng được thì chúng sẽ chịu đựng.
Một em bé 5 tuổi vô tình bị ngã làm đầu gối bị xước. Khi mẹ đến đón, mẹ muốn bế bé để bé đỡ đau chân nhưng bé từ chối: “Con không sao, con làm được, mẹ đeo cặp cho con đã nặng lắm rồi”.
3. “Mình là một em bé ngoan, mình không thể như thế được”
Trẻ EQ cao biết cách kiểm soát bản thân và ghi nhớ những gì bố mẹ dặn là không được làm hay không được chơi. Trẻ sẽ tự nhủ với bản thân rằng: “Mình là em bé ngoan, mình không thể làm thế này thế kia được”.
Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên cũng sẽ có trí tuệ cảm xúc cao, biết kiềm chế cảm xúc và có khả năng tự chủ mạnh mẽ. Chúng biết rõ ràng những gì chúng muốn làm và sẽ không làm điều đó một cách mù quáng, thiếu suy nghĩ.
Kết
EQ là một loại năng lực mà không phải ai sinh ra cũng có, tuy nhiên nó có thể được cải thiện rất nhiều nếu nhận được sự định hướng đúng đắn. Nếu cha mẹ dạy dỗ, hướng dẫn con cẩn thận, trẻ sẽ lớn lên thành những con người có ích, biết đồng cảm và nhận được sự yêu mến của mọi người.
Phụ nữ mới