Nếu đang ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày thì nên cẩn thận vì có thể bạn đang gặp phải những vấn đề sức khỏe sau
Ngủ là chuyện mà ai cũng phải thực hiện mỗi ngày nhưng khoảng thời gian ngủ tốt nhất sẽ là từ 7 - 8 tiếng. Trong trường hợp bạn ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày thì nên chú ý vì có thể sức khỏe đang gặp phải một vấn đề nào đó.
- 23-06-2020Vì sao chúng ta cần ngủ đủ giấc? Câu trả lời đơn giản nhưng không mấy ai để tâm rồi phải hối hận
- 20-06-2020Hễ nhắm mắt ngủ lại thấy cơ thể phản ứng theo 4 cách này chứng tỏ gan của bạn đang "lâm nguy" cần được thăm khám ngay
- 14-06-2020Không thành công cũng thành người khỏe mạnh, sáng suốt: 5 hoạt động không nên bỏ qua trước giờ đi ngủ
Các chuyên gia đều khuyến cáo chúng ta nên ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm để giúp cơ thể phục hồi năng lượng và có thêm nguồn nhiên liệu mới để làm việc cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, có một số người lại không hiểu vì cớ làm sao mà lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ, thậm chí còn ngủ nhiều hơn cả 10 tiếng mỗi ngày.
Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng ngủ nhiều hơn mức quy định như vậy, hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu nhé!
1. Do mắc chứng Hypersomnia
Hypersomnia (ngủ quá nhiều) là một hội chứng khiến người bệnh ngủ nhiều hơn vào ban đêm hoặc ban ngày. Trên thực tế, người mắc chứng này thường dễ bị buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Kể cả khi đang lái xe hay làm việc, họ cũng có thể ngủ gật. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không đủ tỉnh táo làm bất kỳ việc gì.
2. Do mắc bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một chứng bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên nó cũng có thể dẫn đến tình trạng thèm ngủ nhiều hơn mức bình thường. Do đó, bạn cũng không nên bỏ qua dấu hiệu ngủ nhiều, nhất là khi có tiền sử mắc bệnh trầm cảm.
3. Do mắc bệnh tuyến giáp
Có tới 2 loại vấn đề về tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và một trong số đó còn gây ra chứng mất ngủ hoặc cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi mọi lúc mọi nơi.
Người bị suy giáp thường ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày và dễ bị mệt mỏi vào ban ngày. Nếu bạn không gặp vấn đề sức khỏe nào khác nhưng vẫn ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày thì chắc chắn cần đi kiểm tra tuyến giáp gấp.
4. Do ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm
Việc ngủ không đủ giấc mỗi đêm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn ngủ nhiều hơn vào ban ngày. Thời gian ngủ hàng đêm nên từ 7 - 8 tiếng nên nếu ngủ ít hơn 6 tiếng thì cơ thể sẽ bị mệt mỏi, kiệt sức và thèm ngủ nhiều hơn, dẫn đến những giấc ngủ ngắn xuất hiện.
5. Do mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Đây là tình trạng mà người bệnh thường gặp phải vào ban đêm, từ đó gây xáo trộn cơ thể và khiến chúng ta cần được ngủ nhiều hơn. Chính vì vậy, những người gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ sẽ phải ngủ nhiều tiếng hơn để giúp cơ thể được nghỉ ngơi đủ.
6. Do tim có vấn đề
Ngủ quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh tim, nhất là khi bạn không làm việc quá sức mà lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ. Nhiều người mắc bệnh tim không hề biết mình đang mắc bệnh vì dấu hiệu ngủ nhiều thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường của cơ thể.
Source (Nguồn): Webmd, Sleepfoundation, Brightside, Psychologytoda
Tổ quốc