MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu hay cắn móng tay, bừa bộn và buôn chuyện: Xin chúc mừng, bạn có tố chất để thành công hơn người!

08-08-2016 - 20:00 PM | Sống

Có những điều bị coi là thói quen xấu, ảnh hưởng đến công việc và thành công của bạn. Tuy nhiên, nếu biết tiết chế một cách hợp lý, thói quen xấu đôi khi lại trở thành một phần của lối sống lành mạnh và giúp bạn thành công.

Dưới đây là 10 thói quen xấu nhưng trái ngược với những gì mà cha mẹ, thầy cô và đồng nghiệp vẫn thường nói với bạn, chúng có thể rất tốt cho bạn đấy!

1. Trì hoãn để biết lựa chọn thời cơ

Có nhiều nghiên cứu về sự trì hoãn và làm thế nào để chúng ta từ bỏ thói quen trì hoãn. Tuy nhiên, bạn cần phải làm rõ trì hoãn không đồng nghĩa với sự lười biếng mà thực chất trì hoãn là quá trình chờ đợi thời cơ đến. Steve Jobs – huyền thoại Apple là một nhà lãnh đạo điển hình biết tận dụng sự trì hoãn đúng lúc.

2. Cắn móng tay giúp tăng cường khả năng miễn dịch

Một nghiên cứu trên 1000 trẻ em ở độ tuổi 5,7,9 và 11 tuổi cho thấy, 1/3 trong số đó có thói quen cắn hoặc mút ngón tay. Và điều bất ngờ là những đứa trẻ có thói quen cắn móng tay, khi lớn lên ít gặp các vấn đề về phát triển hơn những đứa trẻ khác. Tuy vậy, các nhà khoa học cũng khuyên các bậc phụ huynh không nên khuyến khích trẻ cắn móng tay thường xuyên.

3. Đi muộn giúp bạn lạc quan hơn

Đi muộn là một thói quen xấu, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống cá nhân của bạn, nó biến bạn thành một kẻ vô tổ chức và không đáng tin. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, những người đi muộn cũng là những người lạc quan và sáng tạo. Họ tin mình vừa có thể chạy, nhặt quần áo từ máy ủi, mua đồ ăn và đưa con đến trường cùng một lúc. Nói cách khác, người đi muộn luôn lạc quan và tin vào những điều tốt đẹp nhất.

4. Phàn nàn giúp nhận thức vấn đề tốt hơn

Dĩ nhiên không ai muốn ngồi với một kẻ chỉ biết than phiền về mọi thứ trên đời: từ anh đồng nghiệp khó tính đến cô phục vụ nhà hàng thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, những người thích phàn nàn thường có suy nghĩ rất sâu sắc. Và với họ, hạnh phúc là được nói ra những suy nghĩ của mình.

5. Nhai kẹo cao su giúp tỉnh táo

Sẽ là thô lỗ nếu bạn tham dự một cuộc phỏng vấn mà nhai kẹo cao su. Nhưng nếu bạn ngồi một mình, hãy duy trì thói quen “xấu” này bởi nó giúp bạn thư giãn và nâng cao năng suất làm việc. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nhai kẹo cao su giúp bạn tỉnh táo và thông minh hơn bình thường.

6. Bừa bộn làm tăng năng suất lao động

Nếu đồng nghiệp suốt ngày than phiền về bàn làm việc bừa bộn với đủ thứ giấy tờ lỉnh kỉnh của bạn, bạn cũng đừng buồn bởi rất có thể sự vô tổ chức này lại có lợi cho bạn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, sự lộn xộn thúc đẩy con người hoàn thành mục tiêu nhanh hơn bởi họ có động lực để tìm thấy sự gọn gàng sớm hơn.

7. Bồn chồn giúp sống lâu hơn

Khi bạn tham dự một cuộc họp hay gặp gỡ ai đó, bạn không nên tỏ ra bồn chồn và loay hoay tại chỗ ngồi của bạn. Tuy nhiên, đôi khi việc gác chân hay bẻ các đốt ngón tay lại tốt cho sức khỏe của bạn hơn đấy. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người phụ nữ hay bồn chồn tại nơi làm việc có khả năng tử vong thấp hơn những người khác. Thực tế là khi bồn chồn bạn sẽ đứng lên đi lại hoặc cử động chân tay chứ không ngồi yên một chỗ, do đó sẽ giảm được nguy cơ mắc một số bệnh.

8. Buôn chuyện giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định buôn chuyện giúp con người cảm thấy dễ chịu hơn. Khi bạn được nói ra một điều gì đó mà bạn nghe thấy thông qua đồn đoán, bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu hay tò mò về điều này nữa. Đó là lý do buôn chuyện giúp bạn cảm thấy thoải mái và giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

9. Mơ mộng giúp tăng cường sự sáng tạo

Năm 2010, các nhà khoa học đã công bố một kết quả nghiên cứu cho rằng những người hay “mơ giữa ban ngày” thường không cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu bạn để cho bản thân vài phút thoải mái mơ mộng, bạn sẽ làm việc hiệu quả và sáng tạo hơn. Nghiên cứu mới đây của trường Kinh doanh Havard cho thấy, khi gặp một vấn đề khó cần giải quyết, bạn để bản thân mơ mộng khoảng 12 phút, bạn sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề sau khi quay trở lại.

10. Sử dụng “uh”, “ừm”… giúp người khác ghi nhớ những gì bạn nói

Nghe thì có vẻ thiếu chuyên nghiệp nhưng thực tế việc sử dụng các từ ngắt quãng câu như “uh”, “um”… có thể giúp người nghe hiểu và ghi nhớ những gì bạn đang nói. Hơn thế nữa, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những người thành công cũng hay sử dụng các từ ngắt câu giúp cho cuộc đối thoại đỡ nhàm chán hơn.

Huy Hoàng

B.I

Trở lên trên