MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nga bất ngờ tăng mạnh xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm: Là 'kho vàng' Nga đủ dùng trong 300 năm tới

15-11-2023 - 13:03 PM | Thị trường

Giá nhập khẩu mặt hàng này từ Nga đã giảm đến 1/3 so với cùng kỳ năm trước.

Nga bất ngờ tăng mạnh xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm: Là 'kho vàng' Nga đủ dùng trong 300 năm tới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu than các loại vào Việt Nam đã tăng mạnh kể từ đầu năm. Cụ thể trong tháng 10, nước ta nhập khẩu hơn 3,6 triệu tấn than với trị giá hơn 495 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm nay, nước ta đã nhập khẩu hơn 41,4 triệu tấn than với trị giá hơn 5,8 tỷ USD, tăng mạnh 53,6% về lượng nhưng giảm 6,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Nga bất ngờ tăng mạnh xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm: Là 'kho vàng' Nga đủ dùng trong 300 năm tới - Ảnh 2.

Về thị trường, Úc vẫn tiếp tục giữ vị trí là nhà cung cấp lớn nhất cho nước ta trong 10 tháng đầu năm với hơn 16,59 triệu tấn, trị giá hơn 2,7 tỷ USD, tăng 16,64% về lượng nhưng giảm 26,8% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 47% trong trị giá nhập khẩu than Việt Nam.

Đáng chú ý, Nga là một trong những thị trường ghi nhận sản lượng xuất khẩu vào Việt Nam tăng mạnh nhất. Cụ thể trong 10 tháng đầu năm, quốc gia này đã xuất khẩu đến Việt Nam hơn 3,3 triệu tấn than với trị giá hơn 661 triệu USD, tăng mạnh 68% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Nga bất ngờ tăng mạnh xuất khẩu một mặt hàng vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm: Là 'kho vàng' Nga đủ dùng trong 300 năm tới - Ảnh 3.

Giá nhập khẩu cũng ghi nhận mức xu hướng giảm mạnh, đạt bình quân 197 USD/tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong năm 2022, Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga hơn 2,2 triệu tấn than các loại với kim ngạch hơn 590 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13% về lượng và 14% về trị giá trong cơ cấu nhập khẩu than các loại của Việt Nam. Như vậy có thể thấy sản lượng nhập khẩu từ Nga trong 10 tháng đầu năm đã gấp 1,5 lần so với cả năm 2022 cộng lại.

Báo cáo của IEA cho biết tiêu thụ than toàn cầu năm ngoái tăng 3,3% lên 8,3 tỷ tấn. Trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu than toàn cầu ước tính tăng khoảng 1,5% với tổng số khoảng 4,7 tỷ tấn, tăng 1% trong sản xuất điện và 2% trong sử dụng công nghiệp phi năng lượng.

Nửa đầu năm nay, nhu cầu than giảm nhanh hơn dự kiến tại Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), lần lượt 24% và 16%. Tuy nhiên, nhu cầu từ hai nước tiêu thụ lớn nhất, Trung Quốc và Ấn Độ, tăng hơn 5%.

Báo cáo dự báo năm 2023, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm gần 70% tiêu thụ than toàn cầu của thế giới, trong khi tỷ trọng của Mỹ và EU là 10%. Theo ước tính từ Bộ Năng lượng Nga, nguồn cung than từ nước này dự kiến sẽ chỉ giảm nhẹ và đạt tổng cộng 219 triệu tấn vào năm 2030, so với 221 triệu tấn vào năm 2022. Bộ Năng lượng quốc gia cũng cho biết thêm, dự trữ than của nước này đủ sử dụng trong 300 năm và không có mối đe dọa an năng lượng nào đối với Moskva.

Năm 2022, thị trường Trung Quốc là điểm đến hàng đầu của nguồn cung than từ Nga, với 47 triệu tấn (tăng 5% so với cùng kỳ) than nhiệt và 21,1 triệu tấn (tăng 127% so với cùng kỳ) than cốc được nhập khẩu. Nguồn cung than cốc cho ngành thép nước này đã tăng gấp hơn 2 lần vào năm 2022 so với năm 2021.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên