MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Kho châu báu” của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Năng suất cao nhất châu Á, tràn ngập khắp 1/3 thế giới

14-11-2023 - 08:08 AM | Thị trường

Hiện Việt Nam là “ông trùm” Top 3 thế giới ở ngành hàng này.

“Kho châu báu” của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Năng suất cao nhất châu Á, tràn ngập khắp 1/3 thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 10/2023 đạt 218.267 tấn với trị giá hơn 293 triệu USD, tăng mạnh 12,9% về lượng và tăng 16,7% về trị giá so với thời điểm tháng 9. Lũy kế 10 tháng đầu năm nước ta đã xuất khẩu hơn 1,62 triệu tấn cao su với trị giá thu về hơn 2,1 tỷ USD, sản lượng tương đương năm trước nhưng trị giá giảm đến 16,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu ghi nhận xu hướng giảm, đạt 1.339 USD/tấn, giảm 16,72% so với cùng kỳ năm 2022.

“Kho châu báu” của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Năng suất cao nhất châu Á, tràn ngập khắp 1/3 thế giới - Ảnh 2.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất của cao su Việt Nam. Trong tháng 10, nước ta xuất sang nước bạn 179.871 tấn cao su, thu về hơn 240 triệu USD, tăng nhẹ hơn 1% về cả lượng lẫn kim ngạch so với tháng 10/2022.

Hết tháng 10, Trung Quốc nhập khẩu 1,275 tấn cao su với trị giá thu về hơn 1,68 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng nhưng giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu đạt bình quân 1.319 USD/tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy trong 10 tháng đầu năm, Trung Quốc chiếm tỷ trọng 78% về lượng và 80% về trị giá của Việt Nam.

“Kho châu báu” của Việt Nam được Trung Quốc săn lùng bất kỳ giá nào: Năng suất cao nhất châu Á, tràn ngập khắp 1/3 thế giới - Ảnh 3.

Năm 2022, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 1,6 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD.

Diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có hơn 938 nghìn ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á. Các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cao su sơ chế, bao gồm cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, RSS3, SVR 20...

Với thị trường Trung Quốc, từ trước tới nay quốc gia này vẫn luôn là khách hàng lớn nhất của ngành cao su Việt Nam với tỷ trọng ở mức cao dù diễn biến giá tăng hay giảm. Với lợi thế giá thành rẻ cùng nguồn cung cao su dồi dào, các đối tác Trung Quốc luôn thích mua cao su sơ chế từ Việt Nam.

Nguyên nhân lớn đến từ việc Trung Quốc tích cực triển khai các gói chính sách kích thích kinh tế hậu Covid-19, đặc biệt với ngành công nghiệp ô-tô. Chính phủ Trung Quốc cho biết nước này đang có tham vọng đưa ngành sản xuất xe điện, xe hybrid và các nhà sản xuất ô-tô. Và hiện nay nhu cầu nhập cao-su cho sản xuất lốp xe của nước này cũng đang lên cao.

Năm 2022 là một năm khó khăn đối với ngành cao su do bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19, đồng USD tăng giá mạnh, giá cao su liên tục giảm. Trong khi đó, sự cạnh tranh về giá giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng lên.

Trong thời gian tới, với việc chính phủ Trung Quốc cam kết đưa ra các chính sách theo từng giai đoạn để ổn định kinh tế và phục hồi tiêu dùng, giá cao su được dự báo sẽ phục hồi. Việc đẩy mạnh nhập khẩu của Trung Quốc đã kéo giá cao su thế giới lên đột biến trong thời gian gần đây sẽ phần nào giúp “hâm nóng” thêm cho thị trường cao su Việt Nam.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên