MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Việt Nam vừa nhập một loại "hạt châu báu" cả thế giới đang thèm khát từ Nga: Giá rẻ cực hấp dẫn, nước ta nhập trăm nghìn tấn mỗi tháng

13-11-2023 - 14:23 PM | Thị trường

Nga hiện đang thống trị thế giới trong ngành hàng này với 1/4 sản lượng của thế giới.

Việt Nam vừa nhập một loại "hạt châu báu" cả thế giới đang thèm khát từ Nga: Giá rẻ cực hấp dẫn, nước ta nhập trăm nghìn tấn mỗi tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu lúa mì về Việt Nam trong tháng 10 bất ngờ tăng mạnh với 414.633 tấn, trị giá hơn 130 triệu USD, tăng 84% về lượng và tăng 88,4% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, nhập khẩu lúa mì của cả nước đạt hơn 3,7 triệu tấn với kim ngạch hơn 1,29 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá nhập khẩu đạt bình quân đạt 345 USD/tấn, giảm 10,6% so với cùng kỳ.

Việt Nam vừa nhập một loại "hạt châu báu" cả thế giới đang thèm khát từ Nga: Giá rẻ cực hấp dẫn, nước ta nhập trăm nghìn tấn mỗi tháng - Ảnh 2.

Trong 10 tháng đầu năm, Úc là thị trường lớn nhất cung cấp lúa mì cho Việt Nam. Tính đến hết tháng 10, nước ta đã nhập khẩu từ Úc hơn 2,5 triệu tấn lúa mì với trị giá hơn 881 triệu USD, tăng 3,6% về lượng nhưng giảm 8,6% về trị giá so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu đạt bình quân 341 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ.

Việt Nam vừa nhập một loại "hạt châu báu" cả thế giới đang thèm khát từ Nga: Giá rẻ cực hấp dẫn, nước ta nhập trăm nghìn tấn mỗi tháng - Ảnh 3.

Đáng chú ý trong tháng 10, Nga bất ngờ xuất khẩu mặt hàng này đến Việt Nam với 71.500 tấn, trị giá hơn 18,7 triệu USD. Giá nhập khẩu bình quân đạt 262 USD/tấn, rẻ hơn đến 23% so với giá từ Úc. Như vậy Nga hiện là nhà cung cấp lúa mì lớn thứ 6 cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19%.

Bên cạnh Úc, các thị trường lớn cung cấp lúa mì cho Việt Nam trong 10 tháng đầu năm là Mỹ và Brazil với thị phần lần lượt là 11% và 7%.

Trong khi Nga tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đang cản trở xuất khẩu nông sản của nước này thì lúa mì của nước này chiếm khoảng 24% xuất khẩu toàn cầu - tăng từ mức chỉ 16% trong năm tài chính 2021-2022 (trước thời điểm diễn ra xung đột). Nga vẫn giữ vị thế là nhà xuất khẩu ròng nông sản vào năm 2022 khi kim ngạch xuất khẩu lúa mì mang về hơn 41,6 tỷ USD.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) gần đây đã nâng dự báo xuất khẩu của Nga trong tháng thứ năm liên tiếp. Dự báo mới cho năm thị trường 2023-2024 là 50 triệu tấn, tăng 1 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 9.

Nga dự kiến năm 2023 sẽ là một vụ mùa bội thu khác, sau mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2022. Nước này đang tìm cách xuất khẩu càng nhiều càng tốt để tránh tình trạng dư thừa nguồn cung trong nước.

Nhu cầu lúa mì trên toàn cầu tăng vọt trong 20 năm qua, đặc biệt là từ các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển được hỗ trợ bởi sự gia tăng sản xuất và xuất khẩu lúa mì từ Nga và Ukraine.

Ở chiều nhập khẩu, Trung Quốc hiện đang cạnh tranh với Ai Cập với tư cách là nhà nhập khẩu lúa mì hàng đầu thế giới. Trong nhiều năm, hạn ngạch nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc chưa bao giờ được sử dụng hết. Nhưng điều đó thay đổi vào năm 2020 khi thỏa thuận thương mại của Bắc Kinh với chính quyền Mỹ Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy hoạt động mua lùa mì từ Mỹ.

Năm ngoái, tổng lượng nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc đạt kỷ lục 9,96 triệu tấn do các nhà sản xuất thay thế lúa mì cho các thành phần khác trong thức ăn chăn nuôi, đồng thời người dân Trung Quốc ăn nhiều bánh mì hơn.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên