Nga tăng cường xuất khẩu mặt hàng này đến Việt Nam, nhập khẩu tăng mạnh hơn 1.600% trong tháng 3 dù giá tăng gần 20 lần
Đây là mặt hàng được coi là “vũ khí” của Nga khiến các quốc gia châu Âu phải dè chừng miễn trừng phạt.
- 11-05-2023Một mặt hàng của Việt Nam được các 'đại gia' dầu mỏ cực kỳ ưa chuộng, xuất khẩu tăng mạnh gần 200% chỉ trong 2 tháng đầu năm
- 08-05-2023Một loại nông sản của Việt Nam đang “làm mưa làm gió” tại Nhật Bản, xuất khẩu tăng mạnh hơn 2.300% chỉ trong 2 tháng đầu năm
- 18-04-2023Tin buồn với các hãng xe điện tại thị trường Mỹ: Chỉ có 10 mẫu xe điện được hưởng đầy đủ ưu đãi thuế 7.500 USD
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023, lượng nhập khẩu phân bón từ Nga sang Việt Nam bất ngờ tăng vọt. Cụ thể, lượng nhập khẩu phân bón trong tháng 3 đạt 17.651 tấn, tăng gấp hơn 16 lần so với 1.088 tấn trong tháng 2/2023 và tăng hơn 8 lần so với tháng 1/2023.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu phân bón từ Nga cũng tăng vọt trong tháng 3. Nếu như trong tháng 1/2023, giá nhập khẩu phân bón ở mức 642 USD/tấn và 696 USD/tấn trong tháng 2 thì bước sang tháng 3 đã tăng mạnh gần 20 lần lên 13.612 USD/tấn.
Trong năm 2022, tổng lượng nhập khẩu phân bón từ Nga vào Việt Nam đạt 281.645 tấn. Như vậy trong năm 2022 Việt Nam đã chi hơn 1,6 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này từ Moscow.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2022 nước ta nhập khẩu 3,44 triệu tấn phân bón các loại. Về chủng loại phân bón nhập khẩu, chủ yếu vẫn nhập phân bón vô cơ với lượng nhập gần 3 triệu tấn, nhập khẩu phân bón hữu cơ là 0,46 triệu tấn. Nguồn nhập khẩu phân bón chủ yếu từ Trung Quốc với tỷ trọng chiếm 45%, Nga 11,9%. So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc tăng 19,5%, Nga tăng 36,9%.
Từ trước tới nay, phân bón được coi là một ngành công nghiệp quan trọng và có uy tín nhất của Nga. Trước năm 1990, sản lượng phân bón của Nga cao hơn tất cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay Nga đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng phân kali chỉ sau Canada. Sản lượng phân lân và phân đạm của Nga đứng thứ 4 trên thế giới. Với lượng sản xuất luôn ở mức dư thừa, Nga thường xuất khẩu mặt hàng này đến Đông Âu. Trong năm 2022, sản lượng phân bón của Nga đạt gần 23,5 triệu tấn, giảm khoảng 11% so với năm 2021, sản lượng phân kali giảm 32% trong khi phân đạm và phân lân đều tăng so với năm 2021.
Thực phẩm và phân bón xuất khẩu từ Nga đã được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt của phương Tây để hỗ trợ an ninh lương thực, đặc biệt là cho các nước nghèo. Moscow đã và đang tăng cường xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Trong khoảng 50 năm gần đây giá phân bón thế giới đã có ba lần tăng đột biến, đợt 1 vào năm 1973-1974, đợt 2 vào năm 2007-2008. Từ đầu năm 2021 đến nay, thế giới chứng kiến đợt tăng giá thứ ba của phân bón với mức tăng “phi mã”.
Nguyên nhân là do giá khí đốt tự nhiên (nguyên liệu chính cho hầu hết các loại phân đạm, chiếm từ 70% đến 90% chi phí sản xuất) tăng đột ngột đã dẫn đến tăng giá phân bón theo đà tăng mạnh, buộc nhiều nhà máy sản xuất phân bón phải đóng cửa.
Đồng thời, xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm tình hình nguồn cung phân đạm toàn cầu dẫn đến giá cả tăng vọt. Dự báo trong năm 2023, giá phân bón sẽ còn tiếp tục ở mức cao.
Nhịp sống thị trường