Nga và Iran ký thỏa thuận tiền tệ nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây
Ngày 6/7, Iran và Nga đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của đồng Ruble và đồng Rial trong các giao dịch thương mại.
- 07-07-2024Mỹ bí mật mua khối lượng kỷ lục uranium làm giàu từ Nga
- 07-07-2024Chỉ trong 6 tháng, Nga có thêm hơn 65 tỷ USD nhờ một mặt hàng
- 07-07-2024Liệu Nga có thể dựa vào Ấn Độ để thúc đẩy nền kinh tế giữa xung đột với Ukraine?
Iran và Nga đã ký thỏa thuận tiền tệ song phương đầu tiên nhằm tăng cường quan hệ tài chính và kinh tế cũng như chống lại tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với nền kinh tế của hai quốc gia.
Với việc Iran đã tham gia hệ thống thanh toán MIR, giải pháp thay thế Visa và Mastercard của Nga, người Iran sẽ có thể rút tiền từ các máy ATM của Nga bằng thẻ ngân hàng Iran từ cuối tháng 8 năm nay, theo thông tin do Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran (CBI) Mohammadreza Farzin công bố ngày 6/7.
Giai đoạn thứ hai của kế hoạch là kết nối mạng MIR của Nga với SHETAB của Iran. Đây là dự án mà đội ngũ kỹ thuật của hai nước đã hợp tác trong suốt thời gian qua, cả ở Ngân hàng Trung ương Iran và Ngân hàng Trung ương Nga.
Ông Farzin tuyên bố hệ thống SHETAB của Iran và hệ thống thanh toán MIR của Nga hiện đang hoạt động, đồng thời nói thêm rằng thỏa thuận đã được hoàn tất trong cuộc họp của ông với các đối tác Nga bên lề Đại hội Tài chính của Ngân hàng Nga ở St. Petersburg vào ngày 4/7.
Ông Farzin nhấn mạnh giai đoạn thứ hai của quá trình ký kết nhằm phục vụ lợi ích của công dân Nga ở Iran và trong giai đoạn thứ ba, thẻ SHETAB của Iran sẽ có thể được chấp nhận tại các điểm bán hàng (POS) trong các cửa hàng ở Nga.
Tháng 4 vừa qua, Mỹ và Anh công bố lệnh trừng phạt mới lên Iran sau khi Tehran thực hiện vụ tấn công "trút mưa hỏa lực" vào Israel. Trong thời gian qua, Iran và Nga đã tăng cường hợp tác đáng kể trong lĩnh vực kinh tế nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngày 26/6 vừa qua, tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã ký một bản ghi nhớ chiến lược về việc cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống cho Iran.
VTV