Ngạc nhiên chưa? Ở Mỹ cũng có một khu chợ người Việt mang tên CHỒM HỔM, cảnh tượng gần gũi không thể nào tìm thấy trong các “super market"
Người bán thì ngồi trên chiếc ghế, bày hàng hóa ra tấm bạt. Còn người mua thì ngồi xổm chọn hàng. Cảnh tượng này ai mà ngờ lại xuất hiện trên đất Mỹ!?
- 17-04-2022Khủng hoảng lạm phát đã "ghé thăm" quốc gia đông dân thứ 2 thế giới: Một quả chanh cũng thành hàng xa xỉ, mớ rau xanh không ai dám mua
- 17-04-2022Đi đâu cũng thấy trường mầm non Montessori, học phí không hề rẻ, dao động từ 6 tới 15 triệu đồng/ tháng: Có gì khác biệt trong việc giáo dục "măng non"?
- 17-04-2022Góc nhìn chuyên gia: Thị trường đến giai đoạn đánh du kích, tập trung "đi săn" cổ phiếu dưới giá trị thật chứ không thể mua bằng 1 lệnh ở đáy như đa số nhà đầu tư đang chờ đợi
Chợ CHỒM HỔM - Chợ người Việt mang đậm nét đẹp văn hóa
Đối với người Việt, đặc biệt là vùng miền Tây, khái niệm chợ chồm hổm chẳng còn xa lạ. Bởi cứ đi về các làng quê dân dã, kiểu gì bạn cũng có thể bắt gặp những khu chợ như thế, mang đặc trưng chợ người Việt rất rõ nét.
Giải thích một cách nôm na thì chợ chồm hổm là nơi tụ tập, buôn bán, trao đổi những sản phẩm nông sản có sẵn trong vườn nhà.
Chợ chồm hổm mang tính chất gần gũi, thân quen và TỰ PHÁT. Các mặt hàng ở chợ cũng rất đơn giản. Có thể là vài mớ rau quê, vài cọng hành hay mớ tôm, mớ tép còn tươi nguyên vừa được đánh lên bờ.
Cái tên chợ chồm hổm xuất phát từ tư thế ngồi của những người mua bán. Họ không hề có bàn ghế, sạp bày hàng hóa. Đơn giản chỉ trải tạm một chiếc tải cũ hoặc tấm vải lên mà bày biện. Rồi ngồi chồm hổm để bán. Khách mua hàng cũng ngồi chồm hổm để chọn và mua.
Chợ chồm hổm từ lâu đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt. Nó gợi lên những miền ký ức xa xưa và gợi lên hình ảnh đất nước, con người sống chan hòa, gần gũi.
Khu chợ người Việt ở xứ cờ hoa
Ít ai biết rằng, ở đất nước Mỹ xa xôi , cũng có một khu chợ CHỒM HỔM của người Việt. Giữa xứ cờ hoa hào nhoáng, nét dân dã thôn quê của người Việt vẫn được giữ vẹn nguyên. Nó hiện lên qua những hình ảnh người mua người bán ngồi chồm hổm dưới đất. Họ trao đổi vài mớ rau, cọng hành "của nhà trồng được".
Người bán thì ngồi trên chiếc ghế, bày hàng hóa ra tấm bạt. Còn người mua thì ngồi xổm chọn hàng. Cảnh tượng đạm chất chợ người Việt này ai mà ngờ lại xuất hiện trên đất Mỹ!?
Những hình ảnh rất lạ với người Mỹ nhưng lại rất quen với người Việt. Đó là là cảnh mua bán tại khu chợ mang tên Chồm Hổm của người Việt ở Houston, Texas, Mỹ. Những bó rau, cọng hành, vài quả ớt, quả cà, tôm cá... bày ngay dưới đất, sát vệ đường. Người bán ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp cho đỡ mỏi chân. Người mua ngồi xổm xuống để lựa hàng. Hoặc không thì lom khom nhìn ngắm những món hàng muốn mua.
Và, thân thuộc hơn bao giờ hết chính là những tiếng chào mời, trả giá thêm bớt rôm rả. Hệt như chợ quê ở Việt Nam mà người ta không thể nào tìm thấy trong các "super market" (siêu thị).
"Ai mua rau rẻ, chạy khỏe lại đây, bán 1 đồng 2 bó". Đó là tiếng cụ bà đội nón lá vẫy tay mời khách mua rau từ sáng sớm.
Hình ảnh bà cụ Giáp (hơn 80 tuổi), mặc áo đen đang tất bật bán rau, là một trong những người đầu tiên góp mặt ở khu chợ này.
Theo lời kể của một vài người bán hàng lâu năm. Ban đầu, một số người Việt sang đây chưa biết làm gì nên đã mang ít rau của nhà trồng được ra bán. Rồi những người khác cũng thấy vui nên "nhập hội". Từ đó, cái tên chợ Chồm Hổm dần trở nên nổi tiếng. Người Việt đi lễ nhà thờ vào ngày Chủ nhật cuối tuần thường ra đây mua đồ về nấu ăn để tìm lại hương vị quê nhà.
Theo luật ở Mỹ, người dân không được phép họp chợ tự do ở ven đường như thế này. Nhưng cộng đồng người dân ở đây đã đề nghị chính quyền địa phương cho phép họp chợ vào Chủ nhật hàng tuần.
Có một điều đáng chú ý là ngay cả nón lá, khăn mỏ quạ - những thứ giờ đã hiếm ở Việt Nam - lại có ở chợ cóc giữa nước Mỹ. Họ đều là người Việt, nói đủ thứ ngôn ngữ các vùng miền Việt Nam. Nhiều người đi chợ chỉ để được nói chuyện bằng tiếng Việt cho thỏa.
Vài mớ rau, ít hoa quả hay ít đồ ăn có thể chẳng mang lời lãi bao nhiêu. Nhưng với những người Việt ở đây, như vậy đã là quá đủ cho một chút hương vị quê nhà, ở nơi đất khách xa xôi!
Pháp luật và Bạn đọc