Ngẫm cách quản trị doanh nghiệp từ bộ phim “kinh điển”: Người lãnh đạo không cần giỏi nhất nhưng chắc chắn phải có 4 điều này
Quản trị nhân sự luôn là bài toán khó giải nhất đối với lãnh đạo doanh nghiệp. Công ty càng lớn càng khó quản lý nhân viên.
- 02-06-2023Từng tiêu tiền như “phú bà”, người phụ nữ nay tằn tiện chỉ tiêu 990 nghìn đồng/tháng, lý do đến từ lối sống nhiều người trẻ mắc phải
- 02-06-2023Bán nhà phố lấy 16 tỷ đồng về quê "trồng rau nuôi cá" với mô hình lạ, tôi lỗ nặng sau 1 năm: Chạy theo trào lưu nhưng phải nắm vững điều này mới thành công
- 02-06-2023Ngôi làng lạ lùng nhất thế giới: Toàn bộ cư dân đều “mất trí nhớ”, trả số tiền khủng để lưu trú
- 02-06-2023Nghỉ hưu, giám đốc tài chính được công ty cũ mời về làm việc, chưa đầy 1 năm phải vội từ chức: 'Áp lực công việc chỉ khiến tôi tốn tiền mua thuốc'
- 02-06-2023Con dâu nhẹ dạ đem tiền tiết kiệm của gia đình đi đầu tư, kết quả “báo nhà” nợ hơn 3,3 tỷ VND, phản ứng của nhà chồng gây ngỡ ngàng
Đằng sau những “kiếp nạn” đó là những bài học vô cùng sâu sắc. Sẽ có người thắc mắc tại sao Đường Tăng là “người trần mắt thịt” nhưng lại được Tôn Ngộ Không, Bát Giới hay Sa Tăng nể trọng.
Câu trả lời nằm ở chỗ, Đường Tăng có khả năng lãnh đạo hơn người.
Không cần là người giỏi nhất vẫn có thể làm lãnh đạo
Có người cho rằng Đường Tăng nhu nhược, bất tài. Thực tế ngược lại, mềm mỏng chính là vũ khí đánh bại sự cứng rắn. Đường Tam Tạng ẩn chứa khí chất, thần thái và bản lĩnh của một nhà lãnh đạo thực thụ.
Quan Thế Âm Bồ tát đến nhà Đường để tìm người đi Tây phương lấy kinh. Đường Tăng khi đó là hóa thân của một vị Phật và có sứ mệnh của riêng mình. Ông biết phát huy sức mạnh của mình trong việc tìm phương hướng và vị trí, từ đó biết làm điều đúng đắn.
Người xưa có câu: “Kẻ biết người khác thì khôn, kẻ biết mình là sáng suốt”. Những người có thể hiểu và nhìn rõ người khác là người khôn ngoan nhưng phải hiểu rõ bản thân mới là đỉnh cao của tu dưỡng.
Muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải xác định được mục tiêu và hiểu rõ chính mình.
Nhiều người phản bác rằng nhiệm vụ quá lớn, sợ trình độ năng lực của mình không đủ để chống đỡ. Quản lý không giống như lãnh đạo. Quản lý là dẫn dắt những người kém năng lực hơn mình, còn lãnh đạo không chỉ dẫn dắt mà còn thu hút nhân tài, những người có năng lực hơn mình.
Điều mà các nhà lãnh đạo cần làm là khơi dậy và giải phóng tiềm năng vốn có của những người cùng làm việc với mình.
Mặc dù Đường Tăng không có pháp thuật tinh thông, nhưng cuối cùng, không ai trong số họ bỏ cuộc. Miễn là người đứng đầu có tài đức thì họ có thể dẫn dắt và thu hút những người mạnh hơn mình, cuối cùng đạt được những thành tựu to lớn.
Mắt nhìn người cũng là một loại năng lực
Người lãnh đạo thực sự chỉ làm được hai việc, đó là: Tìm kiếm và trọng dụng nhân tài.
Nhìn lại lịch sử, tất cả những bậc vĩ nhân, anh hùng lập công từ ngàn xưa đến nay đều giỏi trong việc xác định và trọng dụng người.
Tất nhiên, đây cũng là điều khó khăn nhất để biết và tuyển dụng người, vì trước tiên bạn phải hiểu rằng có sự khác biệt trong năng khiếu của mỗi cá nhân.
Một người từng nói: Sức mạnh của một quốc gia là thu phục được mọi người. Có thể nói, việc hiểu biết và trọng dụng người đã đóng một vai trò rất lớn.
Lưu Bang và Hạng Vũ là đối thủ trên chiến trường. Lưu Bang có ưu thế hơn Hạng vũ là vì ông biết tận dụng nhân tài. Những người như Trương Lương, Tiêu Anh, Hàn Tín đều ra sức phò tá, cuối cùng Lưu Bang cũng trở thành bá chủ một thời.
4 tố chất của nhà lãnh đạo thành công
Trong thực tế cuộc sống, những nhà lãnh đạo có tố chất ra sao sẽ tìm được những người có chung đặc điểm. Nhân viên chính là tấm gương phản chiếu lãnh đạo. Nhìn cách Đường Tam Tạng dạy dỗ các đồ đệ, chúng ta có thể rút ra 4 bài học sau:
Thứ nhất: Nhìn vào thực chất
Tôn Ngộ Không vì Đường Tăng mà vượt qua và thay đổi chính mình, không ngừng giúp dân trừ ác, vượt qua thách thức, nuôi dưỡng nên tâm hồn vĩ đại và cao thượng
Trên hành trình thỉnh kinh, thầy trò Đường Tăng chiến đấu với yêu quái Thanh Ngưu Quái. Yêu quái nhân lúc Tôn Ngộ Không đi xin lương thực đã bắt cóc Đường Tăng khiến Ngộ Không vô cùng tức giận. Trong trận giao chiến, không những Tôn Ngộ Không không thắng được mà còn bị yêu quái dùng vòng thần kỳ cướp mất. Ngay cả bảo bối của các vị thần tiên đến trợ giúp cũng bị hút hết về tay Thanh Ngưu Quái.
Điều này nói lên ý nghĩa gì? Muốn đánh bại được yêu quái, trước hết phải hiểu được bản chất vấn đề.
Cũng giống như trên thương trường, có bao nhiêu người chỉ mù quáng xông lên mà chưa nắm rõ về đối thủ? Còn tài nguyên, trang bị sức mạnh thì sao? Nếu không hiểu rõ thì tất yếu sẽ thua trận.
Thứ hai: Đừng tin vào bề ngoài của sự vật mà hãy đi sâu vào bên trong của sự vật để phân tích, nghiên cứu bản chất
Công chúa Thiết Phiến biết nhiều phép thuật, rất khó đối phó. Tuy nhiên Tôn Ngộ Không lại vô cùng thông minh, không chỉ đánh thắng bà ta nhờ biến thành con côn trùng, mà còn thành công mượn được Quạt Ba Tiêu.
Có những lúc, cách giải quyết sự vật không phải nằm ở ngoài sự vật hiện tượng, mà chính là những mâu thuẫn bên trong nó.
Trong nhiều trường hợp, phương pháp giải quyết vấn đề không nằm ở bề ngoài mà phải nhìn sau vào nội tại.
Thứ ba: Ngay cả khi có 72 hai phép thần thông cũng không được ngạo mạn
Tôn Ngộ Không có khả năng biến hóa thành vạn vật, nhưng có một thứ không thể giấu được, đó chính là đuôi.
Nhiều người cho rằng, cứ học theo Tôn Ngộ Không, ngụy trang bản thân sẽ không ai nhận ra. Tuy nhiên, dù bạn có ngụy trang thế nào, "cái đuôi" của bạn vẫn không thể giấu được và dễ dàng bị người khác "bắt thóp".
Thứ tư: Phát huy điểm mạnh của bản thân
Trong Tây Du Ký , 5 vị sư phụ và đệ tử đều có ưu nhược điểm riêng. Ưu điểm của Đường Tăng là có niềm tin không gì lay chuyển được, ý thức về sứ mệnh, niềm tin và luôn làm điều đúng đắn. Nhưng ông có một nhược điểm là cảnh giác kém, khi thay hình đổi dạng thì không thể nhận ra kẻ thù.
Khuyết điểm của Trư Bát Giới là không kiềm chế được cảm xúc và ham muốn nhưng lại có một ưu điểm, đó là chịu được gian khổ.
Tôn Ngộ Không thông minh, hoạt bát, có thực lực nhưng nhược điểm là phương hướng không vững vàng, nửa vời.
Bạch Long Mã không mưu cầu danh lợi mà chỉ biết làm việc chăm chỉ, làm việc chăm chỉ không chút phàn nàn. Tuy nhiên, điểm yếu của Bạch Long Mã là vô tư cống hiến cho người khác, đến cuối cùng chẳng có được gì.
Vì vậy, không có ai hoàn hảo, chỉ có người lãnh đạo biết đặt người vào đúng vị trí, phát huy tối đa giá trị cá nhân, tránh và sửa chữa những thiếu sót, giá trị cùng tồn tại.
Theo Sohu
Nhịp sống thị trường